Thúy Nga - Paris By Night Encyclopedia
Thúy Nga - Paris By Night Encyclopedia

Tuấn Khanh là một nhạc sĩ đến từ Việt Nam. Ông là tác giả của những ca khúc Chiếc Lá Cuối Cùng, Hoa Soan Bên Thềm Cũ, Mùa Xuân Đầu Tiên,... nổi tiếng suốt hơn nửa thế kỉ.


Xuất hiện trong[]

Tuấn Khanh tên thật là Trần Trọng Ngọc, ông sinh ngày 10 tháng 12 năm 1933 tại Nam Định. Năm 1950, gia đình ông chuyển từ Nam Định về Hà Nội. Người anh cả của ông là Trần Trọng Tuấn nhận thấy em trai mình có năng khiếu âm nhạc từ bé nên đã dạy ông chơi violin. Sau đó, Tuấn Khanh theo học thầy Nguyễn Văn Diệp (người từng là học sinh trường Pháp quốc Viễn Đông âm nhạc viện từ năm 1927). Từ thầy Diệp, ông lại được hướng dẫn qua học thêm với thầy người Pháp tên là De Haut, đến khi thầy về Pháp thì giới thiệu Tuấn Khanh học thầy Rits.

Tuy theo học violin nhưng Tuấn Khanh lại sở hữu một giọng hát bẩm sinh rất hay. Năm 1953, nhân dịp Đài Pháp Á tổ chức cuộc thi giọng hát hay, Tuấn Khanh lúc này lấy nghệ danh là Trần Ngọc đã đăиg ký thi tuyển và đoạt giải nhì khi trình bày ca khúc “Đôi Chim Giang Hồ” của nhạc sĩ Ngọc Bích. Người đoạt giải nhất là Thanh Hằng (ca sĩ Lê Hằng) – và sau này là bóng hồng trong ca khúc “Tà Áo Xanh” của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.

Trong một lần ông chơi đàn violin ở đài phát thanh Hà Nội cùng các đàn anh như nhạc sĩ Đan Thọ, Xuân Tiên,… trong ban nhạc "Sóng Vàng" của trưởng ban Hoàng Hưng, ông đã gặp được ca sĩ Minh Đỗ đang rất nổi tiếng lúc bấy giờ. Vào những năm đầu thập niên 1950, có 3 danh ca tân nhạc thuộc hàng đầu ở 3 miền có cùng tên Minh, đó là Minh Trang (Sài Gòn), Minh Diệu (Huế), còn ở Hà Nội có nữ danh ca Minh Đỗ. Khi Minh Đỗ tình cờ nghe được tiếng hát của Trần Ngọc, bà nhận thấy triển vọng của giọng ca này nên đã khuyến khích ông ghi danh cuộc thi giọng hát hay của Đài Pháp - Á, kể từ đó Tuấn Khanh bước chân vào sự nghiệp ca hát từ năm 1953 cho đến năm 1970 với nghệ danh Trần Ngọc. Nam ca sĩ trẻ ngày ấy vì thích học violin nên từ sau hiệp định Genève năm 1954, ông quyết định di cư vào Nam để theo thầy Rits học violin.

Sau khi vào Sàigòn, Tuấn Khanh vừa học violin vừa đi hát để có tiền sinh sống và học tập. Vì đã có thành tích là á quân cuộc thi giọng hát hay của Đài Pháp Á nên ông cũng dễ dàng kiếm được thu nhập từ việc đi hát. Sau này, Tuấn Khanh có quen biết với nhạc sĩ Y Vân và được ông khuyến khích thử sức với việc sáng tác nhạc. Ông lấy bút danh Tuấn Khanh vì ông có người anh tên Tuấn và con trai của anh ấy là Khanh nên ông ghép hai cái tên lại với nhau. Sáng tác đầu tay của ông là Đò Ngang viết chung với nhạc sĩ Y Vân vào năm 1958. Cũng trong thập niên 1950 sau khi vào Sàigòn, nhạc sĩ kiêm ca sĩ Tuấn Khanh - Trần Ngọc có một nữ học trò mới 13 tuổi, cô ấy đem lòng yêu người thầy của mình và Tuấn Khanh biết điều đó. Tuy nhiên, khi cô gái thi hát xong thì cũng là lúc cô ngừng theo học và trong đêm cuối cùng gặp nhau, ông đã tiễn cô lên chuyến tàu về nhà. Từ cuộc chia tay đó đã giúp ông có ý tưởng viết ca khúc Chiếc Lá Cuối Cùng vào cuối thập niên 1950.

Vào thời gian sau đó, ngoài việc ca hát với tên Trần Ngọc và sáng tác với tên Tuấn Khanh, ông còn làm việc ở đài phát thanh, phụ trách các ban nhạc như ban Hoa Xuân của nhạc sĩ Phạm Duy và ban Phương Hoa của nhạc sĩ Vũ Thành và ban Võ Đức Thu. Công việc của Tuấn Khanh lúc này là mời ca sĩ, lên chương trình, nộp chương trình, giám ѕát thu âm,... cho các ban nhạc này khi chơi nhạc trên đài phát thanh.

Khi Tuấn Khanh và nhạc sĩ Hoài Linh gặp nhau - Hoài Linh lúc ấy đang là một thành viên của ban nhạc Vì Dân của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, họ đã cùng hợp soạn ra những ca khúc nhạc vàng được công chúng đặc biệt yêu thích cho đến ngày nay như Quán Nửa Khuya, Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi, Nẻo Đường Kỷ Niệm,... Những bài hát này được nhạc sĩ Tuấn Khanh viết nhạc, sau đó nói ý tưởng, nội dung để nhạc sĩ Hoài Linh viết lời. Ngoài ra, ông còn có nhiều bút danh khác để sáng tác những ca khúc đại chúng, còn cái tên Tuấn Khanh chỉ dành riêng cho những ca khúc nhạc sang. Những ca khúc nhạc đại chúng, tuy không được đánh giá cao về phần nhạc song lại mang đến cho ông lợi nhuận lớn vì được nhiều người yêu thích và trình diễn, trường hợp điển hình là ca khúc Vì Lỡ Thương Nhau dưới bút danh Trần Kim Phú đã giúp ông đủ tiền mua được một chiếc ô tô cũ.

Tới năm 37 tuổi, nhạc sĩ ngừng đi hát nhưng vẫn tiếp tục viết nhạc và chơi đàn violin cho đến năm 1975. Năm 1982, ông phải giã từ gia đình đi vượt biên đến đảo Bidong. Tại đó, ông viết ca khúc Nỗi Niềm để nói lên nỗi lòng khi phải từ giã vợ con để sang bến bờ tự do. Khi đã định cư tại Hoa Kỳ, ông mở một quán phở mang tên một ca khúc nổi tiếng của ông, Hoa Soan Bên Thềm Cũ và quán vẫn còn hoạt động ít nhất là tới tháng 6 năm 2021.

Năm 2002, nhạc sĩ Tuấn Khanh xuất hiện trong chương trình Paris By Night 64 - Đêm Văn Nghệ Thính Phòng cùng hai nhạc sĩ hậu bối là Vũ Thành AnTừ Công Phụng. Năm năm sau, ông về Việt Nam và cho ra mắt album Hoa Soan Bên Thềm Cũ, phổ biến lại một số tình khúc nổi tiếng của mình.

Cho đến năm 2021, ông vẫn sống tại Hoa Kỳ, và dù ở tuổi gần 90, ông vẫn viết nhạc và đã cho ra mắt khán giả chương trình Thúy Nga Music Box ca khúc Gió Đêm (sáng tác cách đó 20 năm trước), được trung tâm Thúy Nga dàn dựng và thực hiện bởi nữ ca sĩ Ý Lan trong chương trình TNMB số 41 - cũng trong chương trình này, ông đã lái xe từ nhà đến phòng thu để tham gia chương trình. Nhạc sĩ sau đó đã đến dự liveshow Thương Hoài Ngàn Năm & Xin Còn Gọi Tên Nhau và được gặp gỡ hai nhân vật chính của liveshow vốn là hai nhạc sĩ cùng thế hệ với mình, Phạm Mạnh CươngTrường Sa.

Ngày 8 tháng 12 năm 2023, nhạc sĩ Tuấn Khanh xuất hiện trong talkshow Chuyện Phố Phường của đài VietFaceTV, hai ngày trước sinh nhật lần thứ 90 của ông.[1]

Sự nghiệp nghệ thuật[]

Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã sáng tác hơn 50 ca khúc được biết đến và phổ biến rộng rãi.

Những lần nhạc của Tuấn Khanh được sử dụng trong các chương trình Paris By Night[]

STT PBN số Tên phần trình diễn Ca sĩ thể hiện Ghi chú
1 11 Nỗi Niềm Hoạ Mi Lần đầu tiên nhạc của Tuấn Khanh được sử dụng trong các chương trình Paris By Night.
2 23 Chiếc Lá Cuối Cùng
3 34 Lời Tạ Tình Hương Lan, Nguyễn Hưng
4 59 Dưới Giàn Hoa Cũ Tuấn Ngọc
5 64 Hoa Soan Bên Thềm Cũ Bảo Hân, Trúc Lam, Trúc Linh
6 Chiếc Lá Cuối Cùng Lệ Thu
7 Quán Nửa Khuya Phương Diễm Hạnh
8 Nhạt Nhoà Trần Thái Hoà
9 Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi Như Quỳnh Do Hoài Linh đặt lời.
10 Một Chiều Đông Duy Quang
11 Nhớ Nhau Ngọc Hạ
12 Nỗi Niềm Thái Hiền
13 Tháng 9 Dòng Sông Trúc Quỳnh
14 Mùa Xuân Đầu Tiên Như Quỳnh, Thế Sơn
15 99 Nhạt Nhoà Ý Lan
16 117 Dưới Giàn Hoa Cũ Trần Thái Hoà
17 121 Vì Lỡ Thương Nhau Phi Nhung, Đặng Hà Duy Viết với bút danh Trần Kim Phú.
18 132 Mùa Xuân Đầu Tiên Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc

Thư viện ảnh[]

Thông tin bên lề[]

  • Ở Việt Nam cũng có một nhạc sĩ cũng sử dụng nghệ danh Tuấn Khanh, sinh năm 1968 và nổi tiếng vì có những phát ngôn, bài viết phê phán cách điều hành đất nước của chính quyền cộng sản Việt Nam và là tác giả của ca khúc Như Là Tình Yêu. Chính vì vậy nên hai người dễ bị nhầm lẫn khi tìm kiếm trên Google.
  • Phần giới thiệu nhạc sĩ Tuấn Khanh trong PBN 64 không giới thiệu những tác phẩm đại chúng mà ông viết với những bút danh khác.

Chú thích[]