“ | Nếu mình đi tới tận cùng vấn đề, có nghĩa là mình chống lại tất cả mọi người. Tôi đã đặt ra quy tắc, và tôi giới hạn chỗ đó. Tôi chống cộng sản, tôi chống chủ nghĩa cộng sản, tôi chống chế độ cai trị nhưng tôi không chống người Việt Nam, tôi không chống thân nhân của mình, và tôi không chống những người đi Việt Nam vì bất kỳ lý do gì. Thứ hai, chủ trương của tôi không giống những nơi khác. Tôi chống cộng sản, nhưng tôi không đẩy người trong cộng đồng về phía cộng sản [...] họ gây ra chuyện gì đó, gây tranh cãi thì cho họ cơ hội giải thích coi như thế nào. Nếu hợp lý, thuyết phục được thì không sao, nếu không hợp lý thì mình đẩy ra, không chơi nữa, nhưng cũng không đẩy về phía cộng sản. Đó là hai quy tắc của TNP Channel mà tôi đã lặp đi lặp lại rất nhiều lần cho quý vị.[1] |
” |
Trần Nhật Phong là một người ủng hộ trung tâm Thúy Nga về việc ủng hộ giữ gìn và bảo tồn văn hóa và nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, đồng thời là một nhân vật ảnh hưởng lớn đến truyền thông của người Việt tại Hoa Kỳ. Trong chương trình Paris By Night 127, ông là người đã cố vấn nội dung văn nghệ cho Nguyễn Ngọc Ngạn với tư cách khách mời gián tiếp.[2]
Tiểu sử
Thời thơ ấu & niên thiếu
Trần Minh Phong sinh ra và lớn lên tại miền Nam Việt Nam, và cha ông là một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa xuất thân từ miền Bắc và theo gia đình di cư vào miền Nam từ năm 1954. Ông kể rằng vì cha ông thường xuyên vắng nhà vì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc nên gia đình có mướn một bà bảo mẫu để chăm sóc ông, khi lớn lên ông nói bằng tiếng Quảng Đông vì bà ấy là người Quảng Đông - việc này khiến cha ông giật mình và mướn một cô giáo về để dạy tiếng Việt cho ông, đồng thời mua sách tiếng Việt về để ông biết đọc tiếng Việt, và Trần Nhật Phong đã biết tiếng Việt từ khi mới 4 - 5 tuổi. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân đội cộng sản Việt Nam tiến vào Sàigòn, chấm dứt sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Cộng hòa - sau sự kiện đó, Trần Nhật Phong đã chứng kiến cảnh quân đội cộng sản cưỡng bức cha mình, và mẹ mình buộc phải mang sách báo đốt hết vì sợ bị chính quyền mới trừng phạt vì mang "văn hóa phẩm đồi trụy của Mỹ - ngụy" - ông giải thích điều này chính là lý do khiến cho giới trẻ không có cơ hội được tìm hiểu về văn hóa, nghệ thuật Việt Nam trước thời điểm đó.[3]
Ở một thời điểm nào đó từ cuối năm 1976 và đầu năm 1977, gia đình Trần Nhật Phong vượt biển, tị nạn và định cư tại Hoa Kỳ. Trần Nhật Phong tự nhận ông là một người "tị nạn chính trị" và "tị nạn cộng sản" vì gia đình ông vượt biên trong khoảng thời gian nói trên.[4]
Thập niên 1980 - 2017
Trần Nhật Phong theo học đại học Columbia tại New York vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 - ông được nhận vào đại học nhờ việc nhận được một suất học bổng trị giá 6000 USD nhờ vào công việc thông dịch cho Cao ủy Liên Hợp Quốc trước đó.[5] Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm việc như một diễn viên lồng tiếng cho những bộ phim của Hồng Kông và Đài Loan sau khi được kịch sĩ Túy Hồng (vợ cũ của nhạc sĩ Lam Phương) chú ý đến và được tuyển vào nhóm lồng tiếng;[6] đồng thời ông đã học hỏi được rất nhiều điều hay từ những nhà viết kịch bản của Hồng Kông hay Đài Loan, do cơ chế tự do và sức sáng tác dồi dào và đôi khi mang đậm những triết lý nhân sinh của người Á châu. Năm 1993, Trần Nhật Phong đến Hồng Kông - khi ấy vẫn còn là thuộc địa của Anh - ông từng sống và làm việc tại đây được vài tháng trước khi trở về Hoa Kỳ và định cư ở Quận Cam, và Hồng Kông cũng là vùng lãnh thổ để lại cho ông nhiều ấn tượng nhất về lối sống của cư dân tại đây. Năm 1994, khi đã về định cư tại California, ông bước chân vào con đường nghệ thuật và sau này là truyền thông.
Trần Nhật Phong cũng có một thời gian làm MC vào cuối thập niên 1990 nhưng rồi phải giã từ nghề này vào năm 2001. Ông trở thành một nhà báo và người tổng hợp thông tin từ đầu thập niên 2000 cho đến nay, và vào năm 2004 đến năm 2011, ông từng cộng tác với báo Việt Weekly - một tờ báo nổi tiếng tại hải ngoại với chiêu trò kích động tấn công truyền thông nhắm đến những nhân vật nhất định và chính những người từng làm việc trong tờ báo đó, một vài người trong số họ đã trở thành những tên tay sai cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.[7] Năm 2012, ông cộng tác với đài BBC trong suốt năm năm với sự đồng thuận về quy tắc hoạt động, song song với việc làm xướng ngôn viên trên đài Việt Phố, đến năm 2017, tức sau khi Donald Trump trở thành tổng thống thì ông quyết định chuyển sang trở thành YouTuber tư nhân với kênh PHONG TRAN tồn tại ít nhất từ năm đó cho đến nay. Được biết, ông chủ yếu sống tại Garden Grove.
Cuối năm 2016, Trần Nhật Phong và Phượng Mai mở một tiệm hủ tiếu, nhưng một thời gian sau đó ông ngừng kinh doanh quán này và tiếp tục công việc livestream đọc tin tức và bình luận về những hiện tượng chính trị xảy ra tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Một ngày ông thực hiện ít nhất 3 hoặc 4 livestream trên kênh PHONG TRAN (từ cuối năm 2022 đổi thành TNP), một lần để đọc tin tức Hoa Kỳ và Việt Nam, một lần để đọc tin tổng hợp gồm nhiều chủ đề khác nhau nhưng không thường xuyên, 2 livestream còn lại có tựa đề Houston Nhật Ký nhằm bình luận về những đề tài chọn lọc, và ông thường lên sóng vào khoảng 6 - 8 giờ sáng theo giờ Los Angeles, ngoài ra còn có chuyên mục Chương trình đặc biệt thực hiện vào sáng thứ 7, bình luận về những vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt hải ngoại hay tình hình chính trị Việt Nam hoặc thế giới.
Khoảng năm 2017 - 2018, Trần Nhật Phong quen biết MC Ngọc Hân, người hiện đang cộng tác với đài VietFaceTV và trung tâm Thúy Nga - trước đó ông cũng đã quen biết với Tô Văn Lai vốn là nhà sáng lập của trung tâm Thúy Nga.[8]
Cộng tác với trung tâm Thúy Nga năm 2018
Tháng 3 năm 2018, trung tâm Thúy Nga gặp phải một đoàn người biểu tình phản đối trung tâm Thúy Nga về việc cộng tác với đài truyền hình Vĩnh Long vốn là một trong những cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam, và chính Trần Nhật Phong đã đứng ra giải quyết việc này giùm cho Tô Ngọc Thủy không vì tư tình giữa ông với Thúy Nga, mà là vì muốn bảo vệ cho thành trì cuối cùng của sân khấu văn nghệ hải ngoại dù có một số ca sĩ đã về Việt Nam và được chính quyền chiếu cố cấp phép biểu diễn.
Ngày 29 tháng 4 năm 2018, Trần Nhật Phong xuất hiện trong hậu trường thực hiện chương trình Paris By Night 125 thực hiện về chủ đề nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nhằm mục đích cố vấn nội dung cho MC Nguyễn Ngọc Ngạn, trong đó có vấn đề về việc cựu nghị sĩ John McCain đối với chính sách đưa những quân - cán - chính Việt Nam Cộng hòa qua Hoa Kỳ theo diện HO của tổng thống Ronald Reagan và George H. W. Bush - Trần Nhật Phong cho rằng thông tin về John McCain có có công lớn trong chính sách trên là sai, khi Nguyễn Ngọc Ngạn hỏi là có cần đính chính không thì Trần Nhật Phong trả lời là không cần thiết nhưng với trách nhiệm của một người nổi tiếng, nhà văn cần phải cáo lỗi nhưng ông đã không làm điều này trong suốt chương trình.[2]
Vài tháng sau, khi trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình Paris By Night 127 có sự xuất hiện của trích đoạn Tiếng Trống Mê Linh cùng với nữ nghệ sĩ Phượng Mai, ông đã cố gắng giải thích rõ cho Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên về ý nghĩa của trích đoạn, cụ thể là màn tế chồng của Bà Trưng (rót rượu xuống dưới), nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn lại không mang điều này để chia sẻ với khán giả, và điều này đã khiến Trần Nhật Phong bất bình.[2]
Cũng trong năm 2018, tỉ phú Hoàng Kiều khởi kiện Trần Nhật Phong vì một bài viết của ông về nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có nội dung đả kích Hoàng Kiều.
2019 - nay
Vào cuối tháng 12 năm 2019, khi Nguyễn Ngọc Ngạn bị lên án bởi cộng đồng người Việt hải ngoại về việc nói khống việc 50,000 người Mỹ "trốn" sang Canada, Trần Nhật Phong đã đưa những câu chuyện nói trên ra chia sẻ với dư luận và kết luận ông là người không hiểu rõ những giá trị nghệ thuật và chính trị Hoa Kỳ, nạn nhân của vòng xoáy của ngành giải trí và là người đã tiếp tay cho sự sai lệch của truyền thông cánh tả tại Hoa Kỳ.[2]
Năm 2020, Trần Nhật Phong công bố ủng hộ tổng thống Donald Trump tái đắc cử và phản đối phong trào khủng bố Black Lives Matter và Antifa vì những người tổ chức các phong trào đó được đào tạo theo chủ nghĩa Marxist vốn là tiền thân của chủ nghĩa cộng sản. Đồng thời, Trần Nhật Phong đã được tòa xử thắng trong vụ kiện của Hoàng Kiều nhắm đến ông thông qua việc đệ trình những bằng chứng về việc Hoàng Kiều đã mạt sát mình trên mạng xã hội, và vụ kiện này được sử dụng trong các trường dạy luật tại Hoa Kỳ như là minh chứng cho việc bảo vệ Tu chính án số 1 (tức quyền tự do ngôn luật và biểu đạt cá nhân) của hiến pháp Hoa Kỳ.[9] Cuối năm, ông tuyên bố ngừng sử dụng Facebook vì Facebook đã can dự vào kết quả bầu cử thông qua hệ thống fact-check nhằm tạo thông tin sai lệch về tổng thống Trump và ông chủ yếu được nhìn thấy trên YouTube.
Năm 2021, Trần Nhật Phong tổ chức một sự kiện đòi lại tác quyền cho những tác phẩm nghệ thuật của các nhạc sĩ trước và sau năm 1975, nhân việc một số nhạc sĩ đã bị các tổ chức tại Việt Nam lừa gạt lẫn ép buộc giao tác quyền những tác phẩm của họ với danh nghĩa bảo vệ bản quyền, dẫn đến chúng bị kiểm soát hoàn toàn dưới những bàn tay nối dài của chính quyền cộng sản Việt Nam (cụ thể là tổ chức VCPMC - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam) và nhiều nghệ sĩ đã không thể biểu diễn những tác phẩm đó trên các nền tảng khác nhau như Facebook và YouTube - chính bản thân trung tâm Thúy Nga cũng từng bị ảnh hưởng từ những vụ tranh chấp bản quyền này khi các chương trình Paris By Night từ 111 đến 129 đều không có nhạc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và nhạc của Hoàng Thi Thơ không xuất hiện trên Spotify. Sự kiện trên đã thu hút rất nhiều giới văn nghệ sĩ nổi tiếng trong cộng đồng tham gia, bao gồm nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, Ngọc Trọng vốn cũng là nạn nhân của vụ tranh chấp tác quyền (dù nhạc của họ chưa hẳn bị cấm cửa hoàn toàn trên các nền tảng mạng xã hội), ca sĩ Hương Lan, Mỹ Lan, họa sĩ kiêm thi sĩ Trịnh Cung,...[10] Ngày 23 tháng 9 năm 2021, Trần Nhật Phong có mặt trong buổi tiệc mừng kênh N10Tv đạt nút vàng của Trương Quốc Huy.[11]
Cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2022, Trần Nhật Phong ra thông báo tuyển diễn viên trong các livestream của mình. Tháng 4 cùng năm, Trần Nhật Phong lên tiếng đả kích phát ngôn của diễn viên hài Quang Minh về bộ phim Qua Bển Làm Chi và phát ngôn cho rằng 10 người Việt ở hải ngoại thì 9.5 người muốn về Việt Nam vì đã tiếp tay cho cộng sản Việt Nam bôi nhọ cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như nghề nail tại đây. Vào tháng 5, Trần Nhật Phong đảm nhận vai trò đạo diễn cho bộ phim Cạn Dầu.[12][13][14][15]
Cũng trong năm 2022, Trần Nhật Phong chính thức sở hữu căn nhà thứ hai tại thành phố Houston, Texas và tiếp tục thực hiện chương trình đưa tin và bình luận chính trị trên YouTube tại nơi ở mới từ giữa tháng 9 đến nay. Ngày 24 tháng 11, Trần Nhật Phong có mặt tại thành phố Atlanta để dự biểu tình chống việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trình diễn tại đây.[16] Đầu tháng 3 năm 2023, Trương Quốc Huy, Huyền Trâm và Trần Nhật Phong tham dự một buổi tiệc thường niên của VABA (Vietnamese American Business Association) với mục đích hỗ trợ cải thiện tiếng nói của các dân biểu như Nam Quan và Tạ Đức Trí. Ngay sau sự kiện này, có những thế lực cánh tả lợi dụng việc buổi tiệc có sự tài trợ của Vinfast và Vietnam Airlines vốn là hai doanh nghiệp do chính phủ cộng sản Việt Nam đứng sau để khiêu khích YouTuber Huy Đức nhằm tạo ra sự đấu đá trong nội bộ những người Việt theo cánh hữu tại California. Nam Quan và Huy Đức và sau đó là Trương Quốc Huy và Trần Nhật Phong đã lần lượt thực hiện livestream trên những kênh riêng của họ nhằm phản bác lại luận điệu trên của những kẻ xuyên tạc (cụ thể là YouTube Phố Bolsa TV đã bẫy Trương Quốc Huy trong buổi tiệc đó và báo Người Việt lên tiếng đả kích Trần Nhật Phong là kẻ hai hàng) tại hải ngoại.[17]
Tháng 3 năm 2023, Trần Nhật Phong thông báo về sự ra đời của tạp chí Quốc phòng Indo - Thái Bình Dương. Từ nửa sau năm 2023, kênh TNP có thêm ba chuyên mục mới, bao gồm Chiến Thất Thứ Ba (Tuesday War Room), Xã Hội Thứ Năm và Chuyện Cuối Tuần, được thực hiện lần lượt vào ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy trong tuần.
Quan điểm của Trần Nhật Phong về trung tâm Thúy Nga
Tích cực
Trần Nhật Phong cho rằng trung tâm Thúy Nga, cùng với trung tâm Asia thực hiện rất tốt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam, đặc biệt là âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 (đây chính là lý do ông ủng hộ trung tâm Thúy Nga thực hiện các chương trình Paris By Night, đặc biệt là những chương trình chủ đề vinh danh các nhạc sĩ trước năm 1975), trong đó trung tâm Thúy Nga tập trung vào nhạc tình và nhường mảng nhạc lính cho trung tâm Asia. Năm 2018, ông đặc biệt dành sự quan tâm đối với chương trình Paris By Night 125 - Chiều Mưa Biên Giới thực hiện nhằm tưởng nhớ đến nhạc sĩ - đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Đông, đó chính là lý do ông có mặt tại hậu trường chương trình này với vai trò cố vấn nội dung.
Bản thân ông cũng phải công nhận rằng một số ca sĩ đã và đang cộng tác với trung tâm Thúy Nga khi về nước làm giám khảo một số chương trình do đài Truyền hình Vĩnh Long tổ chức đã thu hút rất nhiều khán giả và làm sống dậy lại những ca khúc nhạc vàng cũng như một phần lớn của nền văn hóa miền Nam Việt Nam trước năm 1975, đến mức hầu như từ Bắc vào Nam người ta đều nghe và trình bày nhạc vàng, dẫn đến gây phá sản một phần lớn mục đích xóa sổ nền văn hóa tốt đẹp của miền Nam Việt Nam trước năm 1975 của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Tiêu cực
Trần Nhật Phong không đồng tình với việc trung tâm Thúy Nga và đài VietFaceTV thực hiện chương trình gây quỹ cho phong trào Stop Asian Hate ngày 24 - 25 tháng 4 năm 2021 vì phong trào này do đảng Dân chủ lập ra và có mục đích gây chia rẽ giữa các sắc tộc cùng sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ, và ông cho rằng chương trình đó được Trịnh Hội đứng sau tổ chức thực hiện nhằm mục đích trục lợi từ lòng hảo tâm của người Việt hải ngoại.[18]
Đồng thời, ông cũng không đồng ý về việc trung tâm Thúy Nga độc quyền về những hình ảnh trong tang lễ của Phi Nhung cũng như một số nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật đối với các cơ quan truyền thông chân chính tại hải ngoại vì các cơ quan đó cũng cần những hình ảnh đó để đưa tin.
Các mối quan hệ
Trần Nhật Phong có nhiều mối quan hệ với các nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, trong đó có nhiều người đã và đang cộng tác với trung tâm Thúy Nga và những người ủng hộ chủ nghĩa cánh hữu cũng như phong trào Make America Great Again trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Danh tiếng và lý luận của ông đủ mạnh để trở thành đối trọng khó lường của những người Việt ủng hộ đảng Dân chủ hay đi theo chủ nghĩa cánh tả cũng như chủ nghĩa cộng sản tại Hoa Kỳ.
Tên nhân vật | Cách mà Trần Nhật Phong gọi người đó |
---|---|
Hoàng Kiều | Trọc phú |
Nam Lộc | Nhạc Bất Quần[19] |
Hùng "Cửu Long" | Thần "tưng" |
Ngô Kỷ | Đại gia homeless[20] |
Nguyễn Cao Kỳ Duyên | Con mắm |
Phượng Mai | Nữ hoàng Thủ tướng Trưng Trắc |
Phạm Duy | Bố |
Đàm Vĩnh Hưng | Tên thợ hát họ Đàm[9] |
Gia đình
Phượng Mai là phu nhân của Trần Nhật Phong. Ông có nhiều lần xuất hiện trong những hình ảnh gia đình thân mật của Phượng Mai. Bản thân ông thi thoảng cũng xuất hiện trong series chương trình Nghệ Thuật Kim Cổ trên kênh YouTube của chính nữ nghệ sĩ. Ngoài ra, ông còn có một người con nuôi là Đan Vy - ông biết cô sinh tại Hoa Kỳ và có gia đình ruột xuất thân từ miền Bắc, sau này cô lớn lên trở thành một người dạy tiếng Việt và có thể hát cổ nhạc.[21]
Duyên Anh (Vũ Mộng Long)
Nhà văn Duyên Anh là một người anh kết nghĩa của Trần Nhật Phong. Trần Nhật Phong cũng hay biết và bất bình về việc tờ báo Người Việt đã khai thác lại các tác phẩm của cố nhà văn để bán mặc dù chưa có sự đồng ý của chính gia đình nhà văn (lưu ý rằng Duyên Anh chưa bao giờ có một cuộc tiếp xúc trực tiếp với tòa soạn này).[22]
Tô Ngọc Thủy
Trần Nhật Phong đã đứng ra giải quyết vụ scandal tháng 3 năm 2018 giùm cho Tô Ngọc Thủy không vì tư tình giữa ông với Thúy Nga, mà là vì muốn bảo vệ cho thành trì cuối cùng của sân khấu văn nghệ hải ngoại dù có một số ca sĩ đã về Việt Nam và được chính quyền chiếu cố cấp phép biểu diễn. Ông cũng căn dặn Tô Ngọc Thủy rằng nếu trung tâm Thúy Nga đã thực sự tuyên bố không làm chính trị thì tuyệt đối không được đụng chạm đến bất kỳ điều gì liên quan đến chính trị, ngay cả vấn đề tưởng chừng như không liên quan đến chính trị như phong trào Stop Asian Hate.[23] Sang năm 2020, khi nghệ sĩ Chí Tài qua đời thì Trần Nhật Phong cũng là người đã gọi điện và ngỏ lời mong muốn của mình với Tô Ngọc Thủy rằng trung tâm Thúy Nga không được phép biến tang lễ của Chí Tài trở thành một sự kiện tràn ngập các YouTuber câu view vì ông đã thấy hiện tượng này xảy ra rất nhiều tại Việt Nam. Cũng chính trung tâm Thúy Nga, với sự cảnh báo từ trước của Trần Nhật Phong, đã phát hiện các camera treo trên một số cột điện ở gần khu vực tổ chức tang lễ của Chí Tài mà sau đó người ta đã điều tra ra được kẻ đã lắp camera tại khu vực đó chính là Dũng Taylor (tức chồng hiện tại của nữ ca sĩ Thu Phương).[22]
Đồng thời, Trần Nhật Phong cũng nắm thông tin từ trung tâm Thúy Nga hoặc những nhân vật liên quan về việc trung tâm Thúy Nga giữ quyền quản trị bản quyền các tác phẩm của nhạc sĩ Nhật Ngân.[24]
Ngọc Hân
Trần Nhật Phong quen biết Ngọc Hân như một MC từ trước khi ông ngừng sử dụng Facebook vào cuối năm 2020. Trong một phong trào kêu gọi mở cửa các tiệm nail do người Việt quản lý, Ngọc Hân mặc áo màu đen và được Trần Nhật Phong nhắc nhở về việc màu đen là biểu trưng cho phong trào khủng bố Black Lives Matter và Antifa, một phong trào mà hầu hết người Việt sống tại Hoa Kỳ đều không ủng hộ vì chúng lấy chủ nghĩa Marxist làm tư tưởng chủ đạo và đã gây ra cái chết của ít nhất 7 người trong cộng đồng.[8]
Trang Thanh Lan
Trần Nhật Phong từng cộng tác với Trang Thanh Lan để thực hiện một video tiểu phẩm có nội dung châm biếm hành động của bà Nguyễn Phương Hằng, người lúc đó đang lên tiếng đả kích "thần y" Võ Hoàng Yên và được rất nhiều lượt xem livestream. Nhờ vậy mà Trần Nhật Phong có biệt danh do khán giả của Phượng Mai và Trang Thanh Lan đặt là "ông mặt đỏ" vì lớp trang điểm màu đỏ được sử dụng trên mặt của ông trong tiểu phẩm đó. Trần Nhật Phong cũng tôn trọng những lần bà cộng tác với ông song song với việc cộng tác với đài VietFaceTV của trung tâm Thúy Nga.
Gia đình nhà họ Lữ và họ Phạm
Trần Nhật Phong từng tiếp xúc với gia đình của Lữ Liên và Phạm Duy, khi ấy đã trở thành hai đại gia đình nghệ thuật lớn nhất trong toàn bộ các cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Ông cũng không tin việc Tuấn Ngọc hát sai lời bài hát là do vô tình vì chính ông cũng đã tiếp xúc với Tuấn Ngọc rất nhiều lần từ khi còn ở Hoa Kỳ và biết được Tuấn Ngọc cũng là con rể của nhạc sĩ Phạm Duy, và ông tôn trọng Tuấn Ngọc như một người đàn anh hiền hòa và luôn tôn trọng tác giả, nên dù Tuấn Ngọc có đưa ra lý do nào đi nữa thì ông cũng kết luận Tuấn Ngọc đã vi phạm quy tắc, đạo đức của người nghệ sĩ trầm trọng.[25]
Nhạc sĩ Việt Dzũng
Trần Nhật Phong quen biết Việt Dzũng từ rất lâu trước khi nhạc sĩ qua đời vào năm 2013. Vào đầu thập niên 2000, Việt Dzũng có nhận lời cộng tác với nhạc sĩ Trúc Hồ sau khi nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng qua đời - một ngày trước khi Việt Dzũng cộng tác với Trúc Hồ, ông đã mang chuyện này kể cho Trần Nhật Phong và nói rằng trung tâm Asia đã có cơ quan ngôn luận cũng như phương tiện đấu tranh của riêng nó, Trần Nhật Phong cảnh báo rằng "coi chừng tạo ra một con quái thai" thì Việt Dzũng bảo "không cần biết nó là quái thai hay không, chỉ cần biết là trung tâm đã có chỗ đứng tốt và là phương tiện đấu tranh tốt, tại sao không?".[26]
Việt Dzũng cho rằng trong các gia đình người Việt hải ngoại, hầu hết đều có người thân là quân nhân Việt Nam Cộng hòa, do vậy nên ông đã hướng trung tâm Asia thực hiện những chương trình ASIA chủ đề nhạc lính, dẫn đến việc số băng bán ra tăng vọt, và trung tâm này đã tiếp tục thực hiện những chương trình chủ đề về người tị nạn và phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam - Trần Nhật Phong nhận định rằng nhờ có Việt Dzũng mà trung tâm Asia đã có được nguồn lợi nhuận "khủng" từ việc khai thác về những chủ đề chống cộng, và khi Việt Dzũng đột ngột qua đời ở tuổi 55, Trúc Hồ không thể tiếp tục được đường lối này nên đã phát ngôn cho rằng trung tâm không hề chống cộng mà chỉ "xin nhân quyền", chứng tỏ rằng trung tâm Asia ngay từ đầu đã không hề có tư tưởng chống chủ nghĩa cộng sản.[26]
Nhạc sĩ Nam Lộc
Trần Nhật Phong từng nhận được ít nhất hai lá thư từ nhạc sĩ Nam Lộc - MC xuất hiện trong nhiều chương trình ASIA - về vấn đề trung tâm Asia có bị bán cho cộng sản Việt Nam hay không.[19] Để trả lời cho Nam Lộc về vấn đề này, ông đã chứng minh rằng khi có cá nhân hay tổ chức nào đó sử dụng những ca khúc do trung tâm Asia thu âm thì ngày hôm sau, YouTube gửi thư báo về cho cá nhân/tổ chức đó rằng nhạc của họ là do BHMedia nắm bản quyền (BHMedia là một công ty truyền thông có trụ sở tại Cầu Giấy, Hà Nội do một người đứng đầu là người của cộng sản Việt Nam, chính công ty này sau đó đã được biết đến là thủ phạm đứng sau việc bài Tiến Quân Ca vốn là quốc ca của Việt Nam bị đánh bản quyền), ngoài ra, chương trình ASIA Dưới Lăng Kính Của Thế Hệ Tiếp Nối (chương trình của trung tâm ASIA mà Nam Lộc đã nói là nó bị chặn ở Việt Nam) đã được Trần Nhật Phong chứng minh rằng đó là do người quản trị viên (của BHMedia) đã cài đặt chương trình này sao cho các thiết bị (điện thoại, máy tính,...) cài địa điểm ở Việt Nam không thể xem được.[27] Chính vì hai luận điểm đó nên Trần Nhật Phong đã chứng minh rằng Nam Lộc đã gian dối trong việc chứng minh trung tâm Asia không bị bán cho cộng sản Việt Nam, và biệt danh "Nhạc Bất Quần" dành cho Nam Lộc đã xuất hiện một phần vì lý do này.
Nhạc sĩ Vũ Thành An
Trần Nhật Phong tán thành mục đích muốn bảo vệ tác quyền của các nhạc sĩ của Vũ Thành An sau khi biết được sự tồn tại của nó thông qua những tấm thiệp mời dự tiệc giới thiệu tổ chức được gửi đến Hương Lan và Ý Lan. Tuy nhiên, chính ông cũng đã có thành kiến sau khi đọc lời giới thiệu của VACA cùng với việc biết tin một sòng bài đã bị VACA gửi thư cảnh cáo về vấn đề tác quyền âm nhạc, ông cho rằng VACA không minh bạch trong cách thức hoạt động và cho rằng việc gửi thư cảnh cáo đến sòng bài là nhằm mục đích tống tiền, đồng thời mô típ hoạt động này cũng đã gây ra những lo lắng nhất định đối với các nghệ sĩ khi họ sợ phải xin tác quyền thông qua một phía thứ ba như VACA.[28]
Một số những văn - nghệ sĩ thuộc thế hệ trước năm 2000 tại cộng đồng hải ngoại và tại Việt Nam
Trần Nhật Phong quen biết những văn - nghệ sĩ lão thành trong cộng đồng người Việt hải ngoại thông qua series các chương trình Nghệ Thuật Kim Cổ của Phượng Mai, và họ cũng là những người ủng hộ Trần Nhật Phong trong việc đấu tranh đòi lại tác quyền âm nhạc cho những nhạc sĩ tại hải ngoại và ở Việt Nam.[10] Ông cũng là người đưa ra lời khuyên cho các nghệ sĩ khi về Việt Nam rằng không nên nhận lời phỏng vấn báo chí trong nước.
Trần Nhật Phong cũng quen biết nhiều nghệ sĩ cải lương và Hồ quảng (Minh Vương, Lệ Thủy, Vũ Linh,...) thông qua những mối quan hệ nhất định như Phượng Mai. Nhân sự kiện Vũ Linh qua đời, Trần Nhật Phong lên tiếng về việc các YouTuber, TikToker bẩn giẫm đạp lên các phần mộ của các nghệ sĩ trong ngày đưa tiễn Vũ Linh về nơi an nghỉ cuối cùng, và sau khi bị tấn công bởi những đối tượng trên cùng với một số comment của một số người thuộc thế hệ trẻ mới biết đến cổ nhạc Việt, ông kết luận rằng kiến thức về nghệ thuật trước năm 1975 của giới trẻ Việt Nam đã bị "đánh xuống bùn" (có nghĩa là không biết gì).[3]
Trương Quốc Huy và những nhân vật ủng hộ/gắn liền với chủ nghĩa cánh hữu tại Hoa Kỳ
Trần Nhật Phong quen biết Trương Quốc Huy từ giữa thập niên 2010 vì anh vốn từng là tù nhân chính trị tại Việt Nam. Ông xem anh giống như một người em thân thiết vì hai người cùng làm việc trong giới truyền thông chính trị tại hải ngoại và cùng có tư tưởng ủng hộ tổng thống Donald Trump cùng đảng Cộng hòa tại Hoa Kỳ. Trần Nhật Phong nhận định rằng anh có sự ảnh hưởng lớn đối với người dân Việt Nam vì đã mang đến những hiểu biết về cuộc sống tại nước Mỹ mà anh đã trải nghiệm suốt nhiều năm sống tại đây cùng với những tin tức và kiến thức liên quan đến chính trị thế giới trong đó có Việt Nam, một điều mà không có KOL (Key Opinion Leader, nghĩa là người có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng/xã hội) nào ở Việt Nam làm được. Chính vì vậy, khi bà Phương Hằng tấn công Trương Quốc Huy thì ông đã nhận định rằng hành động đó tương tự như việc "đụng vào ổ kiến lửa".[29]
Tương tự, Trần Nhật Phong cũng đánh giá cao sức ảnh hưởng của các YouTuber cánh hữu ở Hoa Kỳ như Trương Quốc Huy, Huy Đức "Thần sấm sét", Ngô Kỷ, Nam Quan - Tiến Dũng,... vì các cơ quan truyền thông cánh tả gốc Việt không thể nào cạnh tranh lại những người trên do những khả năng tổng hợp, chọn lọc và công bố tin tức ưu việt và thu hút người xem của họ cũng như việc họ đã ủng hộ tổng thống Donald Trump cũng như phong trào Make America Great Again. Đồng thời, ông cũng là một trong những người lên tiếng ủng hộ những hậu duệ Việt Nam Cộng hòa đứng ra tranh cử vào nhà nước Liên bang hay bất kỳ các vị trí nào trong nhà nước Hoa Kỳ với tư cách đảng viên đảng Cộng hòa.
Về một số vấn đề liên quan đến việc cá nhân của những người chung chí hướng, Trần Nhật Phong tôn trọng việc riêng của họ (bằng chứng là Trần Nhật Phong tuyên bố rằng ông không phê phán việc Trương Quốc Huy và Sean Le phỏng vấn Nguyễn Văn Đài mà sau này bị lộ bản chất là một người "dân chủ cuội") nhưng ông căn dặn họ phải cẩn thận với những vấn đề liên quan đến quan điểm cá nhân liên quan đến cánh tả nhằm tránh việc đấu đá giữa những người thuộc MAGA.[30]
Những nhân vật gắn liền với chủ nghĩa cực tả (liberal/extreme-left) và những người lợi dụng phong trào dân chủ để trục lợi cá nhân
Trần Nhật Phong coi đài SBTN là một đài đi theo truyền thông cánh tả, lợi dụng các quy tắc mạng xã hội để ngăn chặn những tiếng nói đối lập với họ. Đồng thời, chính vì việc họ đã đánh phá phong trào Make America Great Again rất nhiều trong mùa bầu cử năm 2020 cũng như một số tên tuổi theo cánh hữu nhưng hoạt động theo những phương pháp ôn hòa trước đó (chiến lược này cũng được đảng Dân chủ sử dụng nhằm mục đích đánh phá/giảm sức ảnh hưởng của phong trào MAGA nhưng áp dụng với những chiêu thức tinh vi hơn để phân hóa những thành phần thuộc phong trào này)[30] nên ông khẳng định rằng họ chính là đối thủ của ông cũng như những người ủng hộ chủ nghĩa cánh hữu tại Hoa Kỳ - đó chính là lý do tại sao ông không ủng hộ Cao Hùng chấp nhận tham gia phỏng vấn và gây quỹ với đài SBTN.[31]
Trần Nhật Phong đã kích những người thiên tả tại Hoa Kỳ vì đảng Dân chủ chủ yếu đưa ra những chính sách có lợi cho những người có cùng tư tưởng cũng như những cộng đồng mang tính tiểu số (ví dụ: những người ủng hộ cho những phong trào mang tính "cấp tiến" như LGBT hay những người gốc Á vốn chỉ chiếm thiểu số trong dân số toàn quốc) mà không vì lợi ích của hơn 330 triệu dân Hoa Kỳ.[32] Ngoài ra, ông cũng là một trong những người thấu hiểu được chiêu bài lợi dụng gây quỹ từ thiện hoặc quảng bá cho những người "dân chủ cuội" trở thành "nhà hoạt động nhân quyền" cũng như lợi dụng tinh thần yêu nước của người Việt hải ngoại để trục lợi cá nhân của các đài truyền hình đó nhằm mục đích xây dựng vị thế chính trị của riêng họ.[33]
Những cơ quan truyền thông hải ngoại cũng như những cá nhân từng bị Trần Nhật Phong lên án vì đã đả kích tổng thống Donald Trump và phong trào MAGA[26] bao gồm:
- SBTN (Saigon Broadcasting Television Network)[23] - Trúc Hồ,[34] Nguyễn Đỗ Phủ
- Đảng Việt Tân
- Luật sư Nguyễn Văn Đài[35]
- Blogger "Điếu Cày" Nguyễn Văn Hải[36]
- Little Saigon Radio và TV
- Nhật báo Người Việt (Người Việt Daily News)
- Luật sư Trịnh Hội[18]
Ngược lại, những người theo chủ nghĩa liberal/cực tả cũng không tấn công Trần Nhật Phong cũng như Huy Đức, Ngô Kỷ vì cả ba người đều có lập trường rất cứng rắn, dẫn đến việc họ không đủ lý luận để tranh cãi hay lôi kéo ba người đó về cùng phe.[30] Trần Nhật Phong cũng tỏ ra không hề để bụng đến những lời kích động, xúi giục chống phá của những thế lực nói trên.
Các quan chức nhà nước Việt Nam từng đến Hoa Kỳ
“ | Trong đấu tranh chính trị, tôi không ngại gặp bất cứ ai cả. | ” | |
—Trần Nhật Phong khẳng định với khán giả về việc ông đã từng tiếp xúc với nhiều nhân vật chính trị, trong đó có các quan chức cộng sản Việt Nam.[17] |
Là một nhà báo và là một nhà nghiên cứu chính trị, Trần Nhật Phong có quan điểm cho rằng ông cần phải tiếp xúc với những người có tư tưởng chính trị khác nhau, kể cả những người có tư tưởng trái ngược với bản thân. Cho đến bây giờ ông vẫn còn là một nhà báo nên ông hoàn toàn có thể gặp gỡ bất cứ ai mà không gặp trở ngại nhiều.
- Trần Nhật Phong từng tiếp xúc với Lê Công Phụng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ vào năm 2011 nhằm mục đích tìm hiểu về hồ sơ kí kết biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc vào năm 2008 mà Lê Công Phụng từng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam đàm phán với Trung Quốc, và Lê Công Phụng tiết lộ với ông rằng phần lớn thác Bản Giốc thuộc về nhà nước Trung Quốc cùng với ải Nam Quan theo hiệp ước này.
- Tương tự vào năm 2014, ông tiếp xúc với Nguyễn Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kế nhiệm ông Lê Công Phụng nhằm mục đích tìm hiểu về cuộc đàm phán với Vatican mà đã thất bại.
- Ông cũng từng phỏng vấn Lê Hoàng Ân, tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn và Nguyễn Bá Hùng, tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco. Riêng tại lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco, ông cũng từng làm việc với thông dịch viên Phạm Xuân Hoàng Ân, con trai của tướng tình báo cộng sản Phạm Xuân Ẩn, và biết rằng trong 11 năm Phạm Xuân Ẩn bị chính quyền giam lỏng, người này đã không thể tiếp xúc với cha.
Chính vì việc này nên Trần Nhật Phong khẳng định rằng ông không có vấn đề gì khi tham dự buổi tiệc của VABA (Vietnamese American Business Association) đầu tháng 3 năm 2023 mà có sự tài trợ một phần nhỏ của Vietnam Airlines, vốn là hãng hàng không có vốn đầu tư của nhà nước Việt Nam, ngoài ra, trong sự kiện đó ông không hề gặp bất cứ đại diện nào của Vietnam Airlines cả. Đồng thời nhân sự kiện này, ông cũng khẳng định rằng mục đích của những cuộc gặp gỡ với quan chức cộng sản Việt Nam quan trọng hơn việc sự việc đó chỉ đơn thuần là đã xảy ra (mục đích có thể là họ mời ông ăn tối hoặc chính ông chủ động tiếp xúc với họ để khai thác thông tin làm báo), dẫn đến lời khẳng định chắc chắn rằng sau những lần gặp gỡ đó ông cũng như Trương Quốc Huy (cũng tham dự buổi tiệc đó) không hề thay đổi lập trường.[17]
Thư viện ảnh
Thông tin bên lề
- Ảnh đại diện trên tài khoản Facebook cũ của Trần Nhật Phong là hình ảnh của nhân vật Hoàng Dược Sư, vốn là một nhân vật trong tiểu thuyết Xạ Điêu Anh Hùng Truyện của nhà văn Kim Dung.
- Trần Nhật Phong thích đọc và nghiên cứu về truyện tranh, một trong những đề tài gắn liền với giới trẻ người châu Á nói chung. Ông cho rằng sức sáng tạo của những họa sĩ truyện tranh là rất lớn, và đã có nhiều công nghệ hiện đại trên thế giới được lấy cảm hứng từ những công nghệ viễn tưởng từng xuất hiện trong giới nghệ thuật truyện tranh của Nhật Bản.[37]
- Trần Nhật Phong từng ghé thăm những quốc gia châu Á và nhận ra được những điều sau từ sự đối nhân xử thế của những quốc gia đó:[38]
- Thái Lan & Lào: nhẹ nhàng, hiếu khách (riêng Lào thì lối sống đơn giản)
- Campuchia: thẳng thắn, mộc mạc, không trịch thượng, hống hách, kiêu ngạo
- Philippines: ảnh hưởng văn hóa từ người Tây Ban Nha, có sự kiên nhẫn tốt
- Indonesia & Malaysia: có hệ thống pháp luật ảnh hưởng từ Hồi giáo, sống nghiêm túc, tuân thủ luật pháp, giữ khoảng cách với du khách và không "đá cá lăn dưa"
- Đài Loan & Nhật Bản: luôn cho du khách biết những gì nên làm và không nên làm trong xã hội sở tại, sẵn sàng hướng dẫn nhiệt tình khi ghé thăm những địa điểm văn hóa (trong trường hợp nhập cảnh bằng hộ chiếu của Mỹ, Nam Hàn hay những hộ chiếu của bất kỳ quốc gia nào cho phép miễn thị thực)
- Nam Hàn: lối nói chuyện có phần mạnh mẽ ngay cả với người nước ngoài
- Đặc điểm chung của những Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản là họ đón tiếp du khách rất nhiệt tình nếu như khách không đến từ Việt Nam. Điều này được nhấn mạnh nhằm mục đích giải thích cho sự suy đồi về đạo đức và sự thiếu nhân bản trong cách đối nhân xử thế của giới trẻ Việt Nam.
- Đồng thời, ông nhận định rằng phong cách nói chuyện của giới trẻ của Việt Nam dưới chế độ cộng sản cai trị là "bãi rác văn hóa của những quốc gia tân tiến".
- Trần Nhật Phong không chống những người làm kinh doanh tại bất kỳ đâu trên thế giới, chừng nào họ vẫn mang tiền về cho Hoa Kỳ và họ không có hành động/lời nói gây tổn thương đến người Việt hải ngoại.[17] Ngoài ra, ông cũng có nhiều lần phát ngôn với những người Việt hải ngoại có ý định làm ăn tại Việt Nam rằng họ sẽ phải tự bảo vệ chính bản thân họ trước những rủi ro họ có thể gặp phải khi làm việc với chính quyền trong nước.[39]
- Trái ngược với trung tâm Thúy Nga, Trần Nhật Phong không bao giờ thu hình tại các lễ tang của những người nổi tiếng và đăng tải lên YouTube, và việc này được chính ông xác nhận là nhằm mục đích kính trọng người đã khuất.[22] Ông cũng không đồng ý với trung tâm Thúy Nga về việc lợi dụng lễ tang của những người thân cận với trung tâm để thu hút sự chú ý của dư luận & xã hội.
Chú thích
- ↑ Chương trình đặc biệt ngày 23 tháng 6 năm 2024: https://www.youtube.com/watch?v=696skzKteg0
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 https://www.youtube.com/watch?v=lz52FHAGNZA
- ↑ 3,0 3,1 Chương trình đặc biệt ngày 11 tháng 3 năm 2023: https://www.youtube.com/watch?v=neYyCHzBWOE
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=SzUlfPs-OGY
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=5_vsUSliRLU
- ↑ Chương trình đặc biệt ngày 23 tháng 7 năm 2023: https://www.youtube.com/watch?v=KOzHIso2rR0
- ↑ Trần Nhật Phong nói về chiêu trò "đâm bị thóc, thọc bị gạo" của những nhà sản xuất truyền thông cánh tả ngày 5 tháng 3 năm 2023: https://www.youtube.com/watch?v=BCTrIb51DzY
- ↑ 8,0 8,1
- ↑ 9,0 9,1 Chương trình Xã hội thứ năm, tập 61: https://www.youtube.com/watch?v=g5nPugC-9ac
- ↑ 10,0 10,1 Trần Nhật Phong nói về việc chiếm đoạt tác quyền của các tổ chức trong nước: https://www.youtube.com/watch?v=7cTg2fEHiGk
- ↑ Tiệc mừng nút vàng của Trương Quốc Huy: https://www.youtube.com/watch?v=k_HrFffkbWg
- ↑ Trailer phim Cạn Dầu: https://www.youtube.com/watch?v=OOTLMwvWCOU
- ↑ Bản đầy đủ của phim Cạn Dầu: https://www.youtube.com/watch?v=yvSw_1GkiRg
- ↑ Buổi ra mắt phim Cạn Dầu: https://www.youtube.com/watch?v=rkNuYmYbV7M
- ↑ Diễn giải của Trần Nhật Phong: https://www.youtube.com/watch?v=S6qU_zEVE4c
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=1omd2VMmYZY
- ↑ 17,0 17,1 17,2 17,3 Livestream trả lời ý kiến của khán giả về việc tham dự tiệc có doanh nghiệp có vốn nhà nước Việt Nam tài trợ một phần ngày 4 tháng 3 năm 2023: https://www.youtube.com/watch?v=MCrzzkxrvsc
- ↑ 18,0 18,1
- ↑ 19,0 19,1 Chương trình đặc biệt ngày 31 tháng 7 năm 2021: https://www.youtube.com/watch?v=hLmX3m4-3OI
- ↑
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=TD-eSq7V98M
- ↑ 22,0 22,1 22,2 Chương trình đặc biệt ngày 21 tháng 5 năm 2023: https://www.youtube.com/watch?v=_R5jFUiEHtM
- ↑ 23,0 23,1 Chương trình đặc biệt ngày 17 tháng 9 năm 2021: https://www.youtube.com/watch?v=exCkOgCmdgg
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=CdGoLLUBpB4
- ↑ Chương trình đặc biệt ngày 12 tháng 3 năm 2023: https://www.youtube.com/watch?v=QUasS1fe_Jg
- ↑ 26,0 26,1 26,2 Trần Nhật Phong nhận định về những người "dân chủ cuội" và các đài truyền hình cánh tả vào ngày 24 tháng 9 năm 2022: https://www.youtube.com/watch?v=vQNzb7INMKU
- ↑
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=CdGoLLUBpB4
- ↑ Phân tích của Trần Nhật Phong về cuộc đấu khẩu Phương Hằng - Quốc Huy: https://www.youtube.com/watch?v=ciUJkwm-950
- ↑ 30,0 30,1 30,2 Chương trình đặc biệt ngày 25 tháng 9 năm 2022: https://www.youtube.com/watch?v=94jBvDBYVCc
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=eeKnSJu1bww
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=hkVlzvVLfkg
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=LBYJSFQ08-k&t=216s
- ↑ Trúc Hồ, đại diện cho SBTN từng khẳng định rằng "họ chỉ đi xin nhân quyền chứ không chống cộng".
- ↑ Luật sư Nguyễn Văn Đài đã hành hung ông Ngô Kỷ trên sóng truyền hình YouTube vào ngày 22 tháng 9 năm 2022.
- ↑ Blogger Điếu Cày từng bác bỏ biểu tượng lá cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt hải ngoại ngay từ ngày đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ, không những vậy ông ta còn đe dọa về việc sẽ "dạy dỗ cộng đồng về cách làm báo".
- ↑ Trần Nhật Phong nói về truyện tranh của các quốc gia Đông Bắc Á: https://www.youtube.com/watch?v=2qtVI4gUgNI
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=bv6CBCSc7CU
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=5jT4SHkV0bM