Thúy Nga - Paris By Night Encyclopedia
Advertisement
Thúy Nga - Paris By Night Encyclopedia

Thương Về Miền Trung là một ca khúc nhạc quê hương, được sáng tác bởi ca nhạc sĩ Duy Khánh năm 1962. Đây là ca khúc thường được nhắc đến nhiều vào những lúc miền Trung Việt Nam phải hứng chịu những hậu quả nặng nề từ những cơn bão và những trận lũ lớn.

Hoàn cảnh sáng tác[]

Tác giả của bài hát này được ghi trong nhạc tờ phát hành năm 1962 là nhạc sĩ Duy Khánh. Tuy nhiên cách đây không lâu, vợ và con gái của cố nhạc sĩ Châu Kỳ lại khẳng định Thương Về Miền Trung là một sáng tác của Châu Kỳ. Châu Huyền Khanh, con gái của nhạc sĩ Châu Kỳ, nói rằng cha cô viết ca khúc này vào khoảng thập niên 1940, khi phát hiện ra nam ca sĩ Duy Khánh và đưa anh từ Quảng Trị vào Sài Gòn lập nghiệp. Ông đã giao bài hát cho nam ca sĩ thể hiện đầu tiên. Để quảng bá cho tên tuổi Duy Khánh, cố nhạc sĩ quyết định lấy tên anh làm bút danh cho Thương Về Miền Trung. Vậy nên các khán giả đều cho rằng đây là sáng tác của Duy Khánh.

Trước tiên, dựa theo lời kể của Châu Huyền Khanh, bài hát được sáng tác trong thập niên 1940. Tuy nhiên, tất cả các tài liệu còn lại từ trước 1975 đều ghi rằng bài hát được phát hành lần đầu năm 1962 với tên Duy Khánh (Duy Khánh tên thật là Nguyễn Văn Diệp, đến cuối thập niên 1950, ông mới dùng nghệ danh Duy Khánh khi hát và sáng tác). Nếu nhạc sĩ Châu Kỳ viết bài hát Thương Về Miền Trung vào thập niên 1940, khán giả có quyền đặt câu hỏi vì sao ông không phổ biến bài hát này ngay lúc đó, mà chỉ phổ biến các bài hát Trở Về, Từ Giã Kinh Thành… của ông trong thập niên 1940. Vì sao chờ đến tận năm 1962, ông mới “giao” bản nhạc này cho Duy Khánh?

Thời điểm Duy Khánh mới vào Sài Gòn để ca hát, ông đi hát một thời gian dài với tên là Hoàng Thanh, sau đó mới đổi nghệ danh thành Duy Khánh vào cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, khi ông đã rất nổi tiếng với các bài nhạc “dân ca mới” của Phạm Duy. Việc này trái ngược với thông tin của Châu Huyền Khanh đưa ra, cho rằng: “Châu Kỳ phát hiện ra nam ca sĩ Duy Khánh và đưa anh từ Quảng Trị vào Sài Gòn lập nghiệp. Ông đã giao bài hát cho nam ca sĩ thể hiện đầu tiên. Để quảng bá cho tên tuổi Duy Khánh, cố nhạc sĩ quyết định lấy tên anh làm bút danh cho Thương Về Miền Trung”.

Khi “Hoàng Thanh” đổi tên thành “Duy Khánh”, ông đã là ca sĩ tên tuổi. Thời điểm ca khúc Thương Về Miền Trung được phát hành năm 1962, Duy Khánh đã 26 tuổi, trở thành nam ca sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng, không cần Châu Kỳ phải “quảng bá tên tuổi” cho nữa. Dựa theo các tờ nhạc phát hành trước năm 1975, ở mặt sau đều ghi rõ Thương Về Miền Trung là một sáng tác của Duy Khánh được viết vào năm 1962.

Vì sự thành công ngoài mong đợi của bài hát Thương Về Miền Trung, nhạc sĩ Duy Khánh đã viết tiếp bài Thương Về Miền Trung 2 với tên khác là Sao Không Thấy Anh Về, cũng rất được yêu thích.

Theo nhạc sĩ Phượng Vũ, tác giả của bài hát Áo Nhà Binh do Duy Khánh hát, Phượng Vũ có mối quan hệ thân tình với Duy Khánh hồi còn đi học, Phượng Vũ cho biết ông biết rõ văn phong, ý tình và nét lãng tử phong lưu của Duy Khánh, nên Phượng Vũ quả quyết rằng nét nhạc của bài Thương Về Miền Trung chắc chắn của Duy Khánh sáng tác. Ngoài ra, trong một clip phỏng vấn Duy Khánh ở ở ngoại năm 1988 (ngay sau khi ông qua Mỹ), Duy Khánh đã xác nhận tình cảm sâu đậm của ông dành cho xứ Huế nên ông đã sáng tác nhiều bài nhạc về Huế như Thương Về Miền Trung, Sao Không Thấy Anh Về, Bao Giờ Em Quên, Sầu Cố Đô… Nếu Thương Về Miền Trung của Châu Kỳ sáng tác rồi ký tên Duy Khánh, thì nhạc sĩ Duy Khánh không bao giờ dám khẳng định như vậy.

Xuất hiện trong[]

Chương trình Paris By Night[]

CD[]

Tên CD Vị trí/bài số Ca sĩ thể hiện Thời lượng
TNCD199 - Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương 1 6/10 Như Quỳnh 4 phút 28 giây
TNCD233 - Mưa Trên Giàn Bông Giấy 7/10 (nằm trong LK Thương Về Miền Trung, Ca Dao Em Và Tôi, Tiếng Hát Chim Đa Đa) Tường Nguyên 4 phút 56 giây
TNCD309 - Sương Trắng Miền Quê Ngoại 10/11 Quang Lê 4 phút 48 giây

Lời[]

Đoạn 1[]

Đã bao lâu rồi không về miền Trung thăm người em.

Nắng mưa đêm ngày cách trở giờ xa xôi đôi đường.

Người ơi! Có về miền quê hương thùy dương,

nước chảy còn vương bao niềm thương, cho nhắn đôi lời.

Đoạn 2[]

Dẫu xa muôn trùng tôi vẫn còn thương sao là thương.

Nhớ ai xuôi thuyền Bến Ngự đẹp trăng soi đêm trường.

Và nhớ tiếng hò ngoài Vân Lâu chiều nao,

Ước nguyện đẹp duyên nhau dài lâu, xa rồi còn đâu?

Đoạn 3[]

Em ơi! Chờ anh về.

Đừng cho năm tháng xóa mờ thương nhớ

Đêm nao trăng thề, đá vàng ước hẹn đẹp lòng người đi.

Em biết chăng em.

Đoạn 4[]

Đã bao Thu rồi vắng lạnh lòng trai đi ngàn phương.

Mỗi khi sương chiều xóa nhòa phồn hoa nơi phố phường

Người ơi! Nếu còn vầng trăng soi dòng Hương,

Núi Ngự còn thông reo chiều buông tôi vẫn còn thương.

Đoạn 5[]

Sông Hương lững lờ.

Người đi năm tháng vẫn còn mong nhớ.

Đêm đêm trăng chờ, đá vàng ước hẹn đẹp lòng người xưa.

Ai biết chăng ai?

Đoạn 6[]

Đã bao Thu rồi vắng lạnh lòng trai đi ngàn phương.

Mỗi khi sương chiều xóa nhòa phồn hoa nơi phố phường

Người ơi! Nếu còn vầng trăng soi dòng Hương,

Núi Ngự còn thông reo chiều buông tôi vẫn còn thương

Advertisement