Paris By Night 91 - Huế, Sàigòn, Hà Nội là chương trình Paris By Night thứ 91 do trung tâm Thúy Nga thực hiện và phát hành. Chương trình này có mức đầu tư lớn nhất trong lịch sử thực hiện series các chương trình Paris By Night, đồng thời cũng là chương trình PBN được ủng hộ nhiều nhất bởi cộng đồng người Việt hải ngoại.
DVD của chương trình được phát hành vào dịp lễ Phục Sinh - ngày 27 tháng 3 năm 2008.
Ý tưởng thực hiện chương trình[]
Với chủ đề mang tên một ca khúc sau năm 1975 của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chương trình giới thiệu về văn hóa của ba miền Bắc - Trung - Nam, tương ứng với ba thành phố tiêu biểu của ba miền là Hà Nội, Huế và Sài Gòn cũng như tựu chung cho truyền thống, văn hóa của toàn bộ đất nước Việt Nam. Mở đầu mỗi phần của chương trình là một video clip giới thiệu sơ về lịch sử, văn hóa của từng miền được thuyết minh bởi nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, tiếp nối bởi các chương trong bản trường ca Con Đường Cái Quan của nhạc sĩ Phạm Duy: Từ Miền Bắc, Qua Miền Trung và Vào Miền Nam.
Ở phần thứ hai của chương trình, Qua Miền Trung, trung tâm Thúy Nga quyết định thêm vào phần nhạc kịch "Huế Mậu Thân" gồm hai ca khúc Những Con Đường Trắng (Trầm Tử Thiêng, Tô Kiều Ngân) và Bài Ca Dành Cho Những Xác Người (Trịnh Công Sơn) nhằm tái hiện lại hình ảnh cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam gây ra bởi quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 31 tháng 1 năm 1968, vốn là lí do chính để trung tâm thực hiện chương trình. Cũng chính vì vở nhạc kịch này mà chương trình đã bị chỉ trích và cấm lưu hành bởi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Lời mở đầu của Nguyễn Ngọc Ngạn[]
Dải đất uốn cong hình chữ S nằm hiền hòa bên bờ Thái Bình Dương mà chúng ta hãnh diện gọi là giang sơn gấm vóc của dòng giống Việt Nam, không phải do thiên nhiên tạo thành hoặc do những tình cờ của lịch sử mà có. Từ thuở dựng nước Văn Lang, rồi trải qua nhiều quốc hiệu khác nhau như Âu Lạc, Giao Chỉ, An Nam,... lãnh thổ của cha ông chúng ta vốn chỉ nằm khiêm tốn trong một diện tích nhỏ hẹp, phía Bắc luôn luôn bị đe dọa bởi nạn xâm lăng của cường quyền nước lớn Trung Hoa, phía Nam thường xuyên bị quấy nhiễu bởi láng giềng Chiêm Thành. Tổ tiên ta đã tự cường chống ngoại xâm, đồng thời từng bước mở rộng bờ cõi, men theo bờ biển và đồng bằng tràn xuống phía Nam. Bao nhiêu gian khổ nhọc nhằn, trải qua bốn triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn mới hoàn tất công cuộc Nam tiến để có ngày nay, mở ra con đường Cái Quan từ Bắc chí Nam, từ ải Nam Quan xuống mũi Cà Mau.
Theo dấu chân xưa, ta thử bắt đầu hành trình xuyên Việt, khởi từ đất Bắc để thấy rõ những nét đáng yêu đặc thù của ba miền đất nước mà tựu chung vẫn là một nhà Việt Nam bất diệt.
Nắm tay xây đắp sơn hà
Bắc - Trung - Nam mãi một nhà Việt Nam.
Mục lục chương trình[]
Đĩa 1[]
Thời lượng: 2 giờ 23 phút 51 giây
STT | Tên chương | Các nhân vật chính | Ghi chú |
---|---|---|---|
1 | Opening clip: "Từ Miền Bắc" | Nguyễn Ngọc Ngạn (thuyết minh) | |
2 | Trích đoạn Con Đường Cái Quan "Từ Miền Bắc" (Phạm Duy)[1] | Thế Sơn, Bằng Kiều, Quang Lê, Trần Thái Hòa, Dương Triệu Vũ, Trịnh Lam, Quỳnh Vi | Hòa âm: Tùng Châu. |
3 | Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành) | Khánh Hà | Hòa âm: Vũ Tuấn Đức. |
4 | Hà Nội Ngày Trở Về (Phú Quang, Doãn Thanh Tùng) | Quang Dũng | Hòa âm: Đức Trí. |
5 | Em Đi Chùa Hương (Trung Đức, thơ: Nguyễn Nhược Pháp)[2] | Tú Quyên, Thanh Trúc | |
6 | Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa (Trương Quý Hải, thơ: Bùi Thanh Tuấn) | Thế Sơn | |
7 | Video clip "Nhạc sĩ Hoàng Dương" | Nhạc sĩ Hoàng Dương | |
8 | Hướng Về Hà Nội (Hoàng Dương) | Thu Phương | Hòa âm: Tùng Châu. |
9 | Em Ơi Hà Nội Phố (Phú Quang, thơ: Phan Vũ)[3] | Bằng Kiều | Hoà âm: Nhật Trung. |
10 | Phỏng vấn Mr. Khải | Nguyễn Ngọc Ngạn, Mr. Khải | |
11 | Video clip "Qua Miền Trung" | Nguyễn Ngọc Ngạn (thuyết minh) | |
12 | Trích đoạn Con Đường Cái Quan "Qua Miền Trung" (Phạm Duy)[1] | Trần Thái Hòa, Dương Triệu Vũ, Trịnh Lam, Nguyễn Hoàng Nam, Lưu Việt Hùng, Mai Thiên Vân | Hòa âm: Tùng Châu. |
13[4] | Tâm Tình Gửi Huế (Tôn Nữ Trà Mi, Hoàng Thi Thơ) | Họa Mi | |
Trở Về Huế (Văn Phụng) | Ý Lan | ||
14 | Bao Giờ Em Quên (Duy Khánh) | Mai Quốc Huy | |
15 | Thương Về Xứ Huế (Minh Kỳ)[5] | Hoàng Oanh, Hà Thanh | |
16 | Phỏng vấn Mai Thiên Vân[6] | Nguyễn Ngọc Ngạn, Mai Thiên Vân | |
17 | Tiếng Sông Hương (Phạm Đình Chương)[6] | Mai Thiên Vân | Hòa âm: Tùng Châu. |
18 | Video clip "Nhạc sĩ Châu Kỳ" | Nhạc sĩ Châu Kỳ | |
19 | Trở Về (Châu Kỳ)[7] | Trần Thái Hòa | Hòa âm: Đồng Sơn. |
20 | Video clip "Nhạc sĩ Thăng Long"[8] | Nhạc sĩ Thăng Long | |
21 | Quen Nhau Trên Đường Về (Thăng Long)[8] | Duy Trường, Quỳnh Dung | Hòa âm: Tùng Châu. |
22 | Phỏng vấn cựu dân biểu Nguyễn Lý Tưởng | Nguyễn Lý Tưởng |
Đĩa 2[]
Thời lượng: 2 giờ 28 phút 37 giây
STT | Tên chương | Các nhân vật chính | Ghi chú |
---|---|---|---|
1 | Giới thiệu nhạc kịch Huế Mậu Thân | Nguyễn Ngọc Ngạn | |
2 | Nhạc kịch "Huế Mậu Thân":
|
Quang Lê, Khánh Ly | Hòa âm: Tùng Châu. |
3 | Phỏng vấn Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại[9] | Nguyễn Ngọc Ngạn, Hồ Văn Kỳ Thoại | Cuộc phỏng vấn nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa đầu năm 1974. |
4 | Hài kịch "Chung Một Mái Nhà" (Nhóm kịch Thúy Nga)[10] | Chí Tài, Hương Thủy, Bé Tí, Uyên Chi | |
5 | Video clip "Top Chef Huỳnh Hưng" | Đầu bếp Huỳnh Hưng | |
6 | Phỏng vấn Top Chef Huỳnh Hưng | ||
7 | Video clip "Vào Miền Nam" | Nguyễn Ngọc Ngạn (thuyết minh) | |
8 | Trích đoạn Con Đường Cái Quan "Vào Miền Nam" (Phạm Duy)[1] | Hương Thủy, Thế Sơn, Quang Lê, Nguyễn Hoàng Nam, Lưu Việt Hùng | Hòa âm: Tùng Châu. |
9 | Video clip "Soạn giả Viễn Châu" | Soạn giả Viễn Châu | |
10 | Tân cổ "Tiếng Hò Miền Nam" (Phạm Duy, cổ nhạc: Viễn Châu)[11] | Hương Lan, Minh Vương | Hòa âm: Tùng Châu. |
11 | LK Đêm Đô Thị, Sàigòn (Y Vân)[12] | Bảo Hân, Hồ Lệ Thu, Thùy Vân | Hòa âm: Tim Heintz. |
12 | Phỏng vấn Mr. Khải | Nguyễn Ngọc Ngạn, Mr. Khải | Mr. Khải được phỏng vấn lần thứ hai. |
13[13] | Bước Chân Chiều Chủ Nhật (Đỗ Kim Bảng) | Ngọc Liên | Hòa âm: Tim Heintz. |
Đêm Lang Thang (Vinh Sử) | Dương Triệu Vũ | ||
14 | Sàigòn Niềm Thương Nỗi Nhớ (Võ Tá Hân, thơ: Trần Ngọc) | Trịnh Lam | |
15 | Giòng An Giang (Anh Việt Thu) | Quỳnh Vi, Nguyệt Anh | Hòa âm: Đồng Sơn. |
16 | Phỏng vấn Bằng Kiều | Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Bằng Kiều | |
17 | Sàigòn Chiều Bơ Vơ (Thái Thịnh)[14] | Minh Tuyết |
|
18 | Tự Tình Quê Hương (Nhật Ngân, Trịnh Việt Cường)[15] | Tâm Đoan |
|
19 | Tôi Yêu (Trịnh Hưng)[16] | Hồ Lệ Thu, Thanh Trúc, Như Loan | Hòa âm: Đồng Sơn. |
20 | Finale |
Danh sách những nhân vật xuất hiện trong chương trình[]
Danh sách được xếp theo thứ tự xuất hiện trong chương trình. Những nhân vật xuất hiện nhiều hơn hai lần sẽ được đánh số lần xuất hiện ở trên.
MC và các nghệ sĩ[]
- Nguyễn Ngọc Ngạn (MC, thuyết minh)
- Thế Sơn3
- Bằng Kiều2
- Quang Lê3
- Trần Thái Hòa2
- Dương Triệu Vũ3
- Trịnh Lam3
- Quỳnh Vi2
- Nguyễn Cao Kỳ Duyên (MC)
- Khánh Hà
- Quang Dũng
- Tú Quyên
- Thanh Trúc2 (xuất hiện lần cuối)
- Thu Phương
- Nguyễn Hoàng Nam2 (xuất hiện lần đầu và cũng là lần cuối cùng)
- Lưu Việt Hùng2 (xuất hiện lần đầu)
- Mai Thiên Vân2
- Họa Mi
- Ý Lan
- Mai Quốc Huy
- Hoàng Oanh
- Hà Thanh (xuất hiện lần cuối)
- Duy Trường
- Quỳnh Dung
- Khánh Ly
- Chí Tài
- Bé Tí
- Uyên Chi
- Hương Thủy2
- Hương Lan
- Minh Vương (xuất hiện lần đầu và cũng là lần cuối cùng)
- Bảo Hân
- Thùy Vân
- Hồ Lệ Thu2
- Ngọc Liên
- Nguyệt Anh (xuất hiện lần đầu)
- Minh Tuyết
- Tâm Đoan (xuất hiện lần cuối)
- Như Loan
Khách mời & các nhạc sĩ xuất hiện trong các video clip[]
- Nhạc sĩ Hoàng Dương
- Mr. Khải2 (một người Mỹ gốc Hà Lan sống tại Pensylvania biết nói tiếng Việt)
- Nhạc sĩ Châu Kỳ
- Nhạc sĩ Thăng Long
- Cựu dân biểu Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Lý Tưởng
- Cựu Đề đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa Hồ Văn Kỳ Thoại
- Đầu bếp Hưng Huỳnh
- Soạn giả Viễn Châu
Thư viện ảnh[]
DVD[]
Thumbnail[]
Thông tin bên lề[]
- Tương tự như hai chương trình Paris By Night 40 và 77, chương trình này cũng là một trong những chương trình ăn khách nhất trong lịch sử trung tâm Thúy Nga và hiện tại vẫn có những người hâm mộ trung tâm Thúy Nga tìm mua bản gốc vật lý của chương trình này.
- Được biết, nữ danh ca Thái Thanh đã hỗ trợ các nghệ sĩ tham gia chương trình này trong việc tập dượt trình bày các nhạc khúc trong trường ca Con Đường Cái Quan.
- Vở hài kịch Chung Một Mái Nhà trong chương trình này trùng tên với một vở hài kịch trước đó là Paris By Night 60 - Thất Tình.
- Số lượng nam ca sĩ tham gia trong các tiết mục trích đoạn trường ca Con Đường Cái Quan giảm dần theo thứ tự từ 6 ở màn Từ Miền Bắc, 5 ở màn Qua Miền Trung và 4 ở màn Vào Miền Nam.
Chú thích[]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 https://youtu.be/Gqm4BRnIYqg
- ↑ https://m.youtube.com/watch?v=5AYM7BbYLqI
- ↑ https://m.youtube.com/watch?v=FTYOG71XaKY
- ↑ https://m.youtube.com/watch?v=GKRHsHCowHs
- ↑ https://youtu.be/9AYCk4PL-Hs
- ↑ 6,0 6,1 https://www.youtube.com/watch?v=sXl3Fk-vy_4
- ↑ https://youtu.be/Obztwk8LKlw?si=phM95_OadaGxg1ip
- ↑ 8,0 8,1 https://youtu.be/tIY2ASCfjkU
- ↑ https://m.youtube.com/watch?v=P-ligADGt-4
- ↑ https://youtu.be/Mtxsoqtp7tg
- ↑ https://youtu.be/gpB8OjrVDo8
- ↑ https://m.youtube.com/watch?v=poGLIXgAoUI
- ↑ https://youtu.be/b4IXIZ6L9Gk
- ↑ https://youtu.be/waXeGS6Dmz8
- ↑ https://m.youtube.com/watch?v=LxxW8AunxuI
- ↑ https://youtu.be/vS58pFE40ts
Điều hướng[]
1983 - 1989 | 001 · 002 · 003 · 004 · 005 · 006 · 007 · 008 · 009 |
---|---|
1990 - 1994 | 010 · 011 · 012 · 013 · 014 · 015 · 016 · 017 · 018 · 019 · 020 · 021 · 022 · 023 · 024 · 025 · 026 · 027 · 028 · 029 |
1995 - 1999 | 030 · 031 · 032 · 033 · 034 · 035 · 036 · 037 · 038 · 039 · 040 · 041 · 042 · 043 · 044 · 045 · 046 · 047 · 048 · 049 · 050 · 051 · 052 |
2000 - 2003 | 053 · 054 · 055 · 056 · 057 · 058 · 059 · 060 · 061 · 062 · 063 · 064 · 065 · 066 · 067 · 068 · 069 · 070 · 071 · 072 |
2004 - 2006 | 073 · 074 · 075 · 076 · 077 · 078 · 079 · 080 · 081 · 082 · 083 · 084 · 085 |
2007 - 2009 | 086 · 087 · 088 · 089 · 090 · 091 · 092 · 093 · 094 · 095 · 096 · 097 · 098 |
2010 - 2013 | 099 · 100 · 101 · 102 · 103 · 104 · 105 · 106 · 107 · 108 · 109 · 110 |
2014 - 2019 | 111 · 112 · 113 · 114 · 115 · 116 · 117 · 118 · 119 · 120 · 121 · 122 · 123 · 124 · 125 · 126 · 127 · 128 · 129 · 130 |
2020 - nay | 131 · 132 · 133 · 134 · 135 · 136 · 137 · 138 |
Đặc biệt | DIVAS · 100 VIP · 104 VIP · 106 VIP · 109 VIP · GLR1 · GLR2 · GLR3 · 128 VIP · TVH |