Paris By Night 125 - Chiều Mưa Biên Giới là chương trình Paris By Night thứ 133 (tính cả các chương trình đặc biệt) do trung tâm Thúy Nga thực hiện và phát hành. Chương trình được thực hiện để vinh danh và tưởng nhớ cố nhạc sĩ kiêm Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Đông (1932 - 2018) và giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của ông.
DVD và Blu-ray của chương trình được phát hành ngày 26 tháng 7 năm 2018. Chưa đầy sáu năm sau, chương trình được công chiếu trên nền tảng YouTube vào lúc 4 giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 2024 theo giờ Los Angeles (tức 19 giờ cùng ngày theo giờ Việt Nam) nhân ngày giỗ lần thứ sáu của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
Lịch sử thực hiện[]
Tháng 2 năm 2006, ông Tô Văn Lai bay về Sài Gòn để gặp nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - lúc này đã 73 tuổi và đang sống lặng lẽ trong một cửa tiệm tạp hóa nhỏ cùng với người vợ - để ngỏ lời mời ông tham gia thực hiện một chương trình Paris By Night vinh danh ông và những ca khúc nổi tiếng do chính ông sáng tác.[1] Hai người đã làm việc với nhau suốt ba năm trời, và khi kịch bản đã xong thì nhạc sĩ không thể bay qua Mỹ để tham dự chương trình ca nhạc vinh danh mình vì trước đó ông không đi tị nạn ở nước ngoài theo diện HO dù đã nhiều lần được các học trò của ông - nữ ca sĩ Giao Linh và Thanh Tuyền - mời qua Mỹ. Chính vì sự việc đó nên chương trình đã được gác lại, mãi đến mười hai năm sau, khi ấy nhạc sĩ đã qua đời và trung tâm Thúy Nga có ý định tổ chức series các chương trình Paris By Night kỉ niệm 35 năm thì trung tâm đã gác lại chương trình kỷ niệm và bắt tay vào thực hiện chương trình vốn đã được lên ý tưởng từ mười hai năm trước.[2]
Danh sách các nhạc phẩm được trình bày trong chương trình đều là các nhạc phẩm do chính cố nhạc sĩ đề xuất, bao gồm những ca khúc rất ít nổi tiếng như Cô Nữ Sinh Gia Long hay Anh Trước Tôi Sau (ca khúc mà nam ca sĩ Anh Khoa nói là "chưa nghe bao giờ" và cho là rất khó để trình bày vì tông điệu của nó) và vở tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng do chính nhạc sĩ đã hợp tác với hai nhà soạn tuồng Yên Ba và Loan Thảo để viết ra phiên bản mới ngắn gọn hơn (phiên bản mới này chỉ kéo dài khoảng 90 phút để có thể xuất bản dưới dạng băng cassette lúc bấy giờ) và có tân nhạc để người nghe có thể thưởng thức được trọn vẹn.
Các nhà tài trợ[]
- Teletron
- Dr. J's Natural
- DND Gel
- To Be Skincare
Lời mở đầu[]
Tưởng Nhớ Cố Nhạc Sĩ - Đại Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa NGUYỄN VĂN ĐÔNG
MC Nguyễn Ngọc Ngạn: "Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vừa qua đời tại Sài Gòn.
Tiễn đưa ông có biết bao nhiêu người không quen biết, dừng lại hai bên đường đưa tay nghiêng chào như lễ nghi quân cách dành cho sĩ quan cao cấp vừa nằm xuống.
Hình ảnh Nguyễn Văn Đông còn đọng lại trong trí mọi người từ giữa thập niên 1950, là chàng tuổi trẻ tay đàn tay súng, miệt mài dấn thân trên chiến trường và trong nghệ thuật. Như chính ông đã nói, nhắc đến nhạc Nguyễn Văn Đông mà không có bóng dáng người lính Việt Nam Cộng Hòa, thì còn gì là Nguyễn Văn Đông.
Quả thực đúng như vậy.
Ông là người đầu tiên viết nhạc lính ngay từ buổi bình minh của nền cộng hòa miền Nam khi chiến cuộc chưa lan rộng. Và rồi cứ thế theo thời gian, tiếp nối dòng nhạc ấy, khi ông chứng kiến hàng hàng lớp lớp người trai lên đường, như bản thân ông đã từng mặc quân phục từ năm mười lăm tuổi ở trường Thiếu Sinh Quân.
Hôm nay tưởng niệm ông, trung tâm Thúy Nga trang trọng thực hiện chương trình Paris By Night 125, xin bắt đầu ngay bằng lời kể của chính Nguyễn Văn Đông về những sáng tác đầu tiên của ông ở vùng hỏa tuyến.
Ông đã xa hẳn chúng ta, nhưng nghe giọng nói quen thuộc của ông, chúng ta vẫn cảm thấy ấm áp như ông vẫn còn quanh đây để cùng với Paris By Night để thực hiện chủ đề Chiều Mưa Biên Giới."
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông: "Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở chiến khu Đồng Tháp Mười, là một mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bậc trung úy, hăm bốn tuổi đời, còn mặc diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã đem nung trong lửa chín ở quân trường.
Khi đi vào vùng hỏa tuyến, chàng trai trẻ độc thân có một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang trong ba lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời. Ngày đó Đồng Tháp Mười còn đồng mông hiu quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đầm lầy nước nổi quanh năm. Tiền đồn cuối năm, đêm ba mươi tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo quạnh hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình, tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn những đốm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Khi ấy, vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tối của hồn thiêng, của sông núi, tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân.
Bài Phiên Gác Đêm Xuân được ra đời trong hoàn cảnh như thế, cách đây nửa thế kỉ, đánh dấu một chuỗi sáng tác của tôi về đời lính, như Chiều Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Xin Đừng Trách Anh, Lá Thư Người Lính Chiến, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt, vân vân. Sau ngày ba mươi tháng tư năm bảy lăm, các bản nhạc này cùng có chung số phận tan tác như cuộc đời chìm nổi của tôi."[3]
Mục lục chương trình[]
Đĩa 1[]
Thời lượng: 2 giờ 19 phút 30 giây
STT | Tên chương | Bút danh | Các nhân vật chính | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1 | Phần mở đầu[3] | Nguyễn Ngọc Ngạn, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông | ||
2[3] | Phiên Gác Đêm Xuân | Nguyễn Văn Đông (NVĐ) | Khải Đăng |
|
Sắc Hoa Màu Nhớ | Hà Thanh Xuân | Hòa âm: Nguyễn Tùng. | ||
3 | Lời mở đầu | Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Cao Kỳ Duyên | ||
4 | Chiều Mưa Biên Giới[4] | NVĐ | Hương Lan | Hòa âm: Đức Trí. |
5 | Anh (Anh Nhớ Gì Không Anh) | Trần Thái Hòa | Hòa âm: Tùng Châu. | |
6 | Chiếc Bóng Công Viên[5] | Phượng Linh (PL) | Giao Linh | Hòa âm: Đồng Sơn. |
7 | Phỏng vấn Giao Linh | Nguyễn Ngọc Ngạn, Giao Linh | ||
8 | Bóng Nhỏ Giáo Đường[6] | PL | Mai Thiên Vân | Hòa âm: Tùng Châu. |
9 | Hải Ngoại Thương Ca | NVĐ | Anh Dũng | Hòa âm: Đồng Sơn. |
10 | Cô Nữ Sinh Gia Long[7] | PL | Ngọc Ngữ, Châu Ngọc Hà | Hòa âm: Tùng Châu. |
11 | Phỏng vấn dược sĩ Thu Thảo Jacqueline, Dr. J's Natural | Thu Thảo Jacqueline | ||
12 | Thương Muộn[8] | PL | Lam Anh | Hòa âm: Nguyễn Tùng. |
13 | Thương Về Mùa Đông Biên Giới[9] | Hạ Vy | Hòa âm: Đồng Sơn. | |
14 | Phỏng vấn Anh Khoa | Nguyễn Ngọc Ngạn, Anh Khoa | ||
15 | Anh Trước Tôi Sau[10] | NVĐ | Anh Khoa | Hòa âm: Kim Hansen. |
16 | Mấy Dặm Sơn Khê[11] | Ý Lan | Hòa âm: Đồng Sơn. | |
17 | Dạ Sầu (Nỗi Buồn Duyên Kiếp)[12] | PL | Nguyễn Hồng Nhung | Hòa âm: Nguyễn Tùng. |
18 | Trích đoạn "Tiếng Hạc Trong Trăng" (nguyên tác & cổ nhạc: Yên Ba, Loan Thảo, tân nhạc: Nguyễn Văn Đông)[13] | Như Quỳnh, Kim Tiểu Long, Hoài Tâm | Phần trích đoạn này nằm ở phần cuối của vở tuồng. |
Đĩa 2[]
Thời lượng: 1 giờ 47 phút 32 giây (không tính chương Hậu trường sân khấu)
STT | Tên chương | Bút danh | Các nhân vật chính | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1 | Mở đầu đĩa 2 | Phần này không có trong định dạng Blu-ray. | ||
2 | Tân cổ giao duyên "Thầm Kín" (vọng cổ: Tuấn Khanh, tân nhạc: Phượng Linh) | PL | Hương Thủy, Mạnh Quỳnh | Hòa âm: Tùng Châu. |
3 | Đom Đóm[14] | Trần Thái Hòa, Hoàng Nhung | ||
4 | Niềm Đau Dĩ Vãng[15] | Như Ý | Hòa âm: Tim Heintz. | |
5 | Về Mái Nhà Xưa[16] | NVĐ | Don Hồ | Hòa âm: Đồng Sơn. |
6 | Đoạn Tuyệt[17] | PL | Hoàng Oanh | Hòa âm: Tùng Châu. |
7 | Lời Giã Biệt[18] | NVĐ | Thanh Tuyền | |
8 | Phỏng vấn Thanh Tuyền | Nguyễn Ngọc Ngạn, Thanh Tuyền | ||
9 | Nhớ Một Chiều Xuân | NVĐ | Vũ Khanh | Hòa âm: Đồng Sơn. |
10 | Khi Đã Yêu[19] | PL | Minh Tuyết | |
11 | Bông Hồng Cài Áo[20] | NVĐ | Hoàng Nhung, Hà Thanh Xuân, Như Ý |
|
12 | Cay Đắng Tình Đời | PL | Ngọc Anh | Hòa âm: Tim Heintz. |
13 | Xin Đừng Trách Anh | Đình Bảo | Hòa âm: Kim Hansen. | |
14 | Mùa Sao Sáng[21] | NVĐ | Thiên Tôn | |
15 | Lời kết | Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Cao Kỳ Duyên | Phần này tổng hợp lại cuộc đời binh nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. | |
16 | Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp[22] | NVĐ | Tất cả các nghệ sĩ xuất hiện trong chương trình (trừ Như Quỳnh, Mạnh Quỳnh, Hương Lan, Như Ý, Ngọc Ngữ, Kim Tiểu Long và Hoài Tâm) | Hòa âm: Tim Heintz. |
17 | Finale | |||
18 | Hậu trường sân khấu |
Danh sách những nhân vật xuất hiện trong chương trình[]
Danh sách được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong chương trình. Những người đã xuất hiện nhiều lần trong chương trình sẽ không được nhắc lại lần thứ hai và được đánh số lần xuất hiện ở phía trên.
- Nguyễn Ngọc Ngạn (MC)
- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (được nhắc đến và tái hiện giọng nói)
- Khải Đăng2
- Ngọc Đáng (xuất hiện lần đầu)
- Hà Thanh Xuân3
- Nguyễn Cao Kỳ Duyên (MC)
- Hương Lan
- Trần Thái Hòa3
- Giao Linh2 (xuất hiện trở lại)
- Mai Thiên Vân2
- Anh Dũng2 (xuất hiện trở lại)
- Ngọc Ngữ
- Châu Ngọc Hà2
- Dược sĩ Jacqueline Thu Thảo (khách mời)
- Lam Anh2
- Hạ Vy2
- Anh Khoa2 (xuất hiện trở lại)
- Ý Lan2
- Nguyễn Hồng Nhung2
- Như Quỳnh
- Kim Tiểu Long
- Hoài Tâm
- Hương Thủy2
- Mạnh Quỳnh
- Hoàng Nhung3
- Như Ý2
- Don Hồ2
- Hoàng Oanh2
- Thanh Tuyền2
- Vũ Khanh2
- Minh Tuyết2
- Ngọc Anh2
- Đình Bảo2
- Thiên Tôn2
Thư viện ảnh[]
Poster và chương trình chính[]
Thumbnail[]
Hậu trường sân khấu[]
Thông tin bên lề[]
- Đây là chương trình Paris By Night đầu tiên được thực hiện để vinh danh một nhạc sĩ đã qua đời (nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông qua đời ngày 26 tháng 2 năm 2018, hai tháng trước khi chương trình này được bấm máy).
- Chương trình này không có sự hiện diện của các nhà tài trợ đến từ Việt Nam.
- Nam ca sĩ Khải Đăng được giao phó phần trình diễn ca khúc Phiên Gác Đêm Xuân với bộ quân phục của quân lực Việt Nam Cộng Hòa nhằm phác họa, gợi nhớ cho khán giả hình ảnh cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông khi ông còn là một trung úy quân đội. Đó cũng là lúc ông sáng tác nhạc phẩm này, cùng với nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới.
- Kiểu tóc của Nguyễn Hồng Nhung trong chương trình này được tạo mẫu giống với kiểu tóc của Trần Lệ Xuân - Đệ nhất Phu nhân Việt Nam Cộng hoà cũng là phu nhân của Ngô Đình Nhu.
- Nữ nghệ sĩ Phượng Mai đã xuất hiện trong quá trình thực hiện chương trình này nhằm hướng dẫn Như Quỳnh, Hoài Tâm và Kim Tiểu Long thực hiện vở tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng. Tương tự, phu quân của bà là Trần Nhật Phong xuất hiện trong hậu trường thực hiện chương trình này nhằm mục đích cố vấn nội dung cho MC Nguyễn Ngọc Ngạn, trong đó có vấn đề về việc cựu nghị sĩ John McCain đối với chính sách đưa những quân - cán - chính Việt Nam Cộng hòa qua Hoa Kỳ theo diện HO của tổng thống Ronald Reagan và George H. W. Bush - Trần Nhật Phong cho rằng thông tin về John McCain có có công lớn trong chính sách trên là sai, khi Nguyễn Ngọc Ngạn hỏi là có cần đính chính không thì Trần Nhật Phong trả lời là không cần thiết nhưng với trách nhiệm của một người nổi tiếng, nhà văn cần phải cáo lỗi nhưng ông đã không làm điều này trong suốt chương trình.
- Chương trình này không có sự góp mặt của Quỳnh Vi vì lúc này cô đang mang bầu đứa con thứ hai của mình, Liam Bảo Long - ngày 30 tháng 4 năm 2018, ngay sau khi PBN 125 thu hình xong, Quỳnh Vi và Huy Vũ đã thông báo rằng hai vợ chồng sẽ đón thêm thành viên mới trong vòng ba tuần nữa.
- Trong quá trình thực hiện chương trình này, Nguyễn Ngọc Ngạn bị tăng xông do tiền sử bị bệnh huyết áp và ông đã quên uống thuốc chống tăng huyết áp, hậu quả là ông phải vào hậu trường sơ cứu khẩn cấp. May mắn thay, bác sĩ Michael Đào cùng Ngọc Anh và Trizzie Phương Trinh đã kịp thời xử lý tình trạng trên và sau một thời gian ngắn, tình trạng của ông bình phục trở lại.[23]
- Với sự trở lại trong chương trình này, Giao Linh là nghệ sĩ có khoảng thời gian giữa hai lần xuất hiện trong các chương trình Paris By Night bất kỳ dài nhất với 32 năm (khoảng thời gian giữa PBN số 3 và 125).
- Chương trình Paris By Night này có nhiều nét tương đồng với chương trình của trung tâm ASIA là ASIA 82 - Tình Khúc Phạm Đình Chương - Mộng Dưới Hoa như sau:
- Cả hai đều là chương trình có chủ đề Tác giả & Tác phẩm mà cả hai nhạc sĩ đều đã qua đời: ASIA 82 giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp cũng như các tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
- Cả hai đều được thực hiện vào trước Lễ Tháng Tư Đen (30 tháng 4): PBN 125 được thực hiện vào ngày 29 tháng 4; còn ASIA 82 được thực hiện trước một ngày tại Pechanga Resorts & Casino.
- Cả hai đều sử dụng ca khúc nổi tiếng của các nhạc sĩ để làm tựa đề cho chương trình (Mộng Dưới Hoa).
- Poster giới thiệu chương trình của cả hai đều có hình ảnh một nhạc cụ thuộc họ vĩ cầm: poster PBN 125 có hình ảnh của cây đàn violin; poster ASIA 82 có hình ảnh của cello.
Liên kết ngoài[]
- Toàn bộ chương trình trên YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=X22hU5hR0uk
Chú thích[]
- ↑
- ↑ https://youtu.be/CFQIOJATmOA?si=Q9rMEZ9zNu3-Fgz3
- ↑ 3,0 3,1 3,2 https://www.youtube.com/watch?v=KRzmXewv4pk
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=RJOrmf5Ykq4
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=-8lnnPVRP88
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=f75KvuRT_Jw
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=WNA2JO45tuo
- ↑ https://m.youtube.com/watch?v=PX-79NfqliA
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=F4UocJv55xA
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=YKETfer7CSc
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=ABq0UKINBg0
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=kBzoZ513jMU
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=QNTgH7bF4qs
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=juOMV5-IfPc
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=F9X0vW7kvaI
- ↑ https://youtu.be/Obztwk8LKlw?si=phM95_OadaGxg1ip&t=337s
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=vu_Ue3fHwu0
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=Y2FXXy7oHcs
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=U9H_qU6kaaw
- ↑ https://m.youtube.com/watch?v=3hla1fE8iNI
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=oZ7OwEyo2O8
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=JioNW4vI7C8
- ↑
Điều hướng[]
1983 - 1989 | 001 · 002 · 003 · 004 · 005 · 006 · 007 · 008 · 009 |
---|---|
1990 - 1994 | 010 · 011 · 012 · 013 · 014 · 015 · 016 · 017 · 018 · 019 · 020 · 021 · 022 · 023 · 024 · 025 · 026 · 027 · 028 · 029 |
1995 - 1999 | 030 · 031 · 032 · 033 · 034 · 035 · 036 · 037 · 038 · 039 · 040 · 041 · 042 · 043 · 044 · 045 · 046 · 047 · 048 · 049 · 050 · 051 · 052 |
2000 - 2003 | 053 · 054 · 055 · 056 · 057 · 058 · 059 · 060 · 061 · 062 · 063 · 064 · 065 · 066 · 067 · 068 · 069 · 070 · 071 · 072 |
2004 - 2006 | 073 · 074 · 075 · 076 · 077 · 078 · 079 · 080 · 081 · 082 · 083 · 084 · 085 |
2007 - 2009 | 086 · 087 · 088 · 089 · 090 · 091 · 092 · 093 · 094 · 095 · 096 · 097 · 098 |
2010 - 2013 | 099 · 100 · 101 · 102 · 103 · 104 · 105 · 106 · 107 · 108 · 109 · 110 |
2014 - 2019 | 111 · 112 · 113 · 114 · 115 · 116 · 117 · 118 · 119 · 120 · 121 · 122 · 123 · 124 · 125 · 126 · 127 · 128 · 129 · 130 |
2020 - nay | 131 · 132 · 133 · 134 · 135 · 136 · 137 · 138 |
Đặc biệt | DIVAS · 100 VIP · 104 VIP · 106 VIP · 109 VIP · GLR1 · GLR2 · GLR3 · 128 VIP · TVH |