Wikia Thúy Nga - Paris By Night
Wikia Thúy Nga - Paris By Night
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan
Dòng 108: Dòng 108:
   
 
Vào năm 2019, kênh Youtube chính thức của Nguyễn Ngọc Ngạn chính thức ra mắt khán giả, tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ngạn không chính thức là người điều hành nó vì ông không thể sử dụng internet.
 
Vào năm 2019, kênh Youtube chính thức của Nguyễn Ngọc Ngạn chính thức ra mắt khán giả, tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ngạn không chính thức là người điều hành nó vì ông không thể sử dụng internet.
  +
  +
== Các tác phẩm đã sáng tác ==
  +
  +
=== Truyện ngắn/truyện dài ===
  +
  +
=== Kịch ===
  +
Trong quá trình cộng tác với trung tâm Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn đã sáng tác rất nhiều vở hài kịch để trình diễn trong các chương trình Paris By Night.
   
 
== Thông tin thêm/cơ sở ==
 
== Thông tin thêm/cơ sở ==

Phiên bản lúc 01:37, ngày 8 tháng 5 năm 2020

Nguyễn Ngọc Ngạn là một nhà văn, MC đến từ Việt Nam. Hiện ông đang là dẫn chương trình độc quyền cho các chương trình Paris By Night kể từ năm 1992.


Tiểu sử

Thời ấu thơ, niên thiếu và cuộc sống trước năm 1975

Nguyễn Ngọc Ngạn sinh vào ngày 9 tháng 3 năm 1945 tại Sơn Tây trong một gia đình có 6 người con, em út của ông là nhạc sĩ Ngọc Trọng. Năm 1954, tức giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất do chính quyền cộng sản Bắc Việt tiến hành đã cướp đi sinh mạng của hơn 170 ngàn người, ông theo gia đình xuống Hà Nội, rồi ra Hải Phong để di cư vào miền Nam. Trong những năm đầu tiên, ông ngụ cư tại một xóm làng theo đạo Công giáo tại Củ Chi mà sau này khi ông đã vượt biên và nhớ lại, ông đã viết thành tiểu thuyết Xóm Đạo.

Bắt đầu từ khoảng thời gian này, Nguyễn Ngọc Ngạn đã phát triển một niềm đam mê, đó là đọc tiểu thuyết. Ông kể, dù bố mẹ cấm (vì thời điểm đó rất khó khăn) nhưng ông vẫn lén trùm chăn, hoặc ra ngoài hè nhân lúc trời có trăng rằm cả nhà đã ngủ say và phải đọc cho kỳ hết cuốn sách ông đang có mới thôi. Những tác phẩm đầu tiên trong đời mà ông được tiếp xúc là những tác phẩm của nhóm Tự Lực văn đoàn (nhóm các nhà văn theo xu hướng cách tân văn học trong nước).

Năm 1957, ông lại theo gia đình di chuyển vào Sài Gòn và cư ngụ trên đường Thoại Ngọc Hầu, vùng ngã ba Ông Tạ. Những năm trung học, Nguyễn Ngọc Ngạn theo học trường Nguyễn Bá Tòng đến năm đệ nhị. Nhờ đậu cao kỳ thi Tú Tài 1, ông được nhận vào trường Chu Văn An và lấy được mảnh bằng Tú Tài 2 tại đây.

Trong những năm theo học trường Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Ngọc Ngạn luôn được giữ vai trò trưởng ban kịch của lớp, và ông luôn mơ ước được trở thành một nhà soạn kịch hoặc diễn viên kịch chứ không phải là nhà văn hay MC như những gì ông đang làm bây giờ. Sau này, ông được giao sư Pháp Văn kiêm nhạc sĩ Lê Thương (tác giả của trường ca Hòn Vọng Phu) chú ý đến tài nghệ về kịch nên đã hướng cho ông đi học ở trường Quốc gia Âm nhạc. Hai tháng theo học trôi qua và đã đến lúc ông nhận ra những hạn chế phát sinh từ việc ông bị cận thị rất nặng (tính đến năm 1972 ông đã cận tới 5.5 diop), và vai trò thích hợp nhất cho ông lúc ấy là... thầy giáo, trong khi đó bố mẹ ông lại khuyên ông nên lấy cho được bằng Tú Tài toàn phần thay vì bắt đầu đi theo con đường nghệ thuật quá sớm. Thế nhưng, trước khi từ giã mái trường Quốc gia Âm nhạc, ông may mắn được học một ít chèo cổ.

Sau khi đậu bằng Tú Tài toàn phần, Nguyễn Ngọc Ngạn được mời để dạy học ngoại ngạch tại một số trường công.

Năm 1970, ông bắt đầu cuộc sống của một quân nhân sau khi đã kết hôn với một nữ sinh trường St. Thomas tên là Lê Thị Tuyết Lan. Đầu tiên ông ở Sư Đoàn 9 Bộ Binh, sau đó được đổi về Tiểu Khu Định Tường, nhưng không về tiểu khu mà về tiểu đoàn tác chiến ở quận Cái Bè.

Đến năm 1974, khi Nguyễn Ngọc Ngạn mới có con được nửa năm thì được Bộ Giáo dục VNCH biệt phái về dạy học tiếp với cấp bậc Trung úy. Sau khi dạy được đúng một niên khoá thì xảy ra biến cố 1975 - biến cố ấy khiến ông phải chịu cuộc sống tù đày mang tên "học tập cải tạo" như biết bao nhiêu trí thức, chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ngày ấy.

Cuộc vượt biên định mệnh

Ba năm sau biến cố năm 1975, ông được thả cùng gia đình. Ngay khi vừa thoát khỏi song sắt nhà tù, ông lập tức nghĩ ngay đến chuyện vượt biên để kiếm tìm tự do cũng như là cơ hội mới cho cuộc sống của mình, và ông đã trở thành người đầu tiên trong gia đình tham gia vượt biên. Thế nhưng, để vượt tới bến bờ tự do, những thứ đắt giá nhất ông phải đánh đổi là sinh mạng của người vợ đầu và người con hơn 4 tuổi của mình - khi tàu đến Malaysia thì bị cảnh sát biển nã súng, rồi sau đó tàu bị sóng lớn quật ngã khiến vợ con ông đều qua đời, ông may mắn sống sót cùng với một số những thuyền nhân khác và được chuyển sang trại tị nạn ở thành phố Kota Bharu. Trong khoảng thời gian này, ông mượn giấy bút và bắt đầu sáng tác tác phẩm đầu tay mang tên Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại. Cuốn tiểu thuyết đầu tay này đã chất chứa trong nó rất nhiều hồi tưởng của nhà văn về thân phận của người phụ nữ, đặc biệt là sau cái chết của vợ con mình. Cũng từ đó, ông đã bắt đầu gắn bó với nghề viết văn như một định mệnh tình cờ.

Một thời gian sau, ông được hỗ trợ bởi chính phủ Canada và được chuyển sang sống tại đảo Prince Rupert tại Vancouver.

Cuộc sống, sự nghiệp tại Canada & tình cờ đến với trung tâm Thúy Nga

Cuộc sống, sự nghiệp tại Canada

T6pZyNz

Nguyễn Ngọc Ngạn và người vợ sau là Trần Ngọc Diệp vào năm 1982

Khi đã yên ổn định cư tại Canada, Nguyễn Ngọc Ngạn đã tiếp xúc không dưới một ngành nghề: ban đầu ông làm phụ bếp, tham gia dự án của Bộ Y Tế, làm công nhân máy xay ở vùng quê,... cho đến khi làm việc cho một công ty bảo hiểm và làm thêm công việc thông dịch tại một thư viện. Ngày 19 tháng 6 năm 1982, khi ấy Nguyễn Ngọc Ngạn đã 37 tuổi, ông kết hôn với một người phụ nữ 28 tuổi tên là Trần Ngọc Diệp, có gia đình đang định cư tại Pháp, và một năm sau vợ chồng ông hạ sinh đứa con sau, đặt tên là Nguyễn Vương Định. Năm 1985, gia đình ông chuyển qua Toronto và hiện giờ vẫn còn sống tại đây. Các tác phẩm của ông tiếp tục nổi tiếng và nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà báo, nhà xuất bản cùng rất nhiều người Việt hải ngoại, điển hình như các tập Nước Đục, Cõi Đêm,... và sau này lần lượt từng tác phẩm ấy được chuyển thể sang dạng sách nói vào một thời gian ngắn sau khi ông cộng tác với trung tâm Thúy Nga.

Năm 1987, khi số tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ngạn đã vượt quá con số 50, một người đàn ông tên Chiêu, gốc Đài Loan, làm việc tại thư viện Trung ương Toronto, đã để ý rằng các cuốn sách của nhà văn này được hỏi mượn nhiều ở chính nơi mình đang làm việc, điều đó dẫn đến việc người này tìm đến Nguyễn Ngọc Ngạn, và hai người đã hợp tác với nhau, cho ra hai tác phẩm truyện song ngữ Anh - Việt dành cho thiếu nhi, gồm truyện Hoa Mộc LanTôn Ngộ Không. Không rõ sau này khi Nguyễn Ngọc Ngạn chính thức cộng tác với trung tâm Thúy Nga, hai người có còn hợp tác với nhau nữa hay không.

Tình cờ đến với trung tâm Thúy Nga

Năm 1992, tròn 10 năm kể từ ngày cưới vợ sau và khi ấy Nguyễn Ngọc Ngạn đã bước sang tuổi 47, nhân dịp Thúy Nga mời ông sang Paris, ông theo vợ đi qua đó ngoài mục đích thăm gia đình nhà vợ, còn có mục đích cảm ơn ông Tô Văn Lai vì đã gửi tặng những cuốn video cho ông - khi ấy trung tâm Thúy Nga chỉ mới là một cửa tiệm băng nhạc nhỏ tại quận 13 của thành phố Paris hoa lệ (thực ra lúc ấy trụ sở chính của Thúy Nga được đặt tại nam California từ lâu, mãi cho đến khi trung tâm chính thức thực hiện cuốn PBN đầu tiên tại Mỹ, ông mới biết đến sự hiện diện của trụ sở chính). Khi lần đầu tiên gặp vợ chồng ông Tô Văn Lai – Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn nhận thấy sự mừng rỡ trong ánh mắt của ông Tô Văn Lai, ít ra là qua cách ăn mặc tươm tất, tóc tai gọn ghẻ, có thể khác với sự hình dung về một nhà văn trước đó của ông giám đốc trung tâm Thuý Nga. Sau khi thảo luận trong bữa ăn tối, Nguyễn Ngọc Ngạn vẫn còn lưỡng lự trước lời mời làm người điều khiển chương trình, với lý do là ông đã quá nổi tiếng trong giới văn học. Vì vậy Nguyễn Ngọc Ngạn "khất" ông Lai thêm một thời gian.

Trong thời gian "khất" đó, ông dò hỏi ý kiến những người cháu trong gia đình cùng một số học trò cũ gặp tại Paris thì tất cả đều phản đối, ngay cả những người em vợ và chính vợ ông cũng không ủng hộ nhận lời làm MC. Thế nhưng, người duy nhất ủng hộ ông là nhạc sĩ Ngọc Trọng, người em út trong gia đình, với lý do muốn bố còn ở Việt Nam được thấy mặt ông, dù là qua hình ảnh và chỉ cần xuất hiện trên một chương trình video, rồi sau đó ngưng luôn cũng được. Vợ ông, trước lý do xác đáng đó cũng đã đổi ý và khuyên ông nên nhận lời. Sau đó, ông gọi điện lại cho ông Lai để thông báo với ông rằng ông đã đồng ý xuất hiện trong cuốn PBN 17 thu hình tại Paris, dù rằng lúc ấy ông chưa biết có nên làm nghề này lâu dài, song song với việc viết văn hay không.

84311183 3090657440966993 6309963091387875328 o

Nguyễn Ngọc Ngạn (phải), cùng với cô Tô Ngọc Thủy (giữa) và ông Huỳnh Thi (trái). Ảnh được chụp vào năm 1993, năm thứ hai Nguyễn Ngọc Ngạn cộng tác với trung tâm Thúy Nga

"...Nhưng không biết có làm lâu dài hay không, nên tôi dứt khoát không may quần áo mới, tôi mặc bộ đồ tôi vẫn đi làm ở thư viện thường ngày. Tôi vẫn mang cái kính cũ, tôi đi đôi giầy cũ, tôi không có thay một cái gì cả. Và tóc tai là tôi cũng tự chải chứ không để ai chải đầu, làm tóc hết. Vì không biết người ta có mướn mình làm nữa hay không và mình cũng không có ý định làm lâu, thành ra tôi không có gì thay đổi."

Tuy nhiên, định mệnh đã thực sự thay đổi với người MC mới kể từ sau thành công của chương trình này, chính ông Tô Văn Lai đã ngỏ ý mời Nguyễn Ngọc Ngạn độc quyền cộng tác với trung tâm Thúy Nga lâu dài, nhờ vào cách gây ấn tượng của ông đối với khán giả, thông qua cách dẫn chương trình độc đáo, khác lạ so với những MC trước.

"...Tôi chỉ biết là khi lên sân khấu, tôi chỉ mới nói mấy câu mở đầu thôi, nhờ cái giọng tôi ăn micro lắm nên gây được ấn tượng cho người ta. Thứ hai là lối nói của tôi có vẻ thầy giáo. Tôi nghĩ trong đầu là những người MC trước họ cười nhiều quá. Bây giờ mình phải làm ngược là không cười. Họ nói những chuyện bình thường trong đời sống, bây giờ tôi phải đưa một chút văn chương và một chút triết học vào..."

Cộng tác với trung tâm Thúy Nga

Sự ra đời của những bộ CD sách nói và truyện ma

Kể từ PBN 20 trở đi, ông chính thức xuất hiện một cách đều đặn trên sân khấu. Vào năm thứ ba cộng tác với Thúy Nga (1994), ca sĩ Duy Quang lúc bấy giờ đã gợi ý cho ông về việc xuất bản những tác phẩm của mình dưới dạng sách nói, và kể từ đó, những CD truyện ngắn/truyện dài/tiểu thuyết ra đời, và bất cứ CD sách nói nào ông đều đảm nhận giọng đọc chính, ngoài ra còn có các giọng đọc khác như Ái Vân, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Chí Tài, Hồng Đào.

Cuối năm 1999, Nguyễn Ngọc Ngạn cùng các nghệ sĩ đi lưu diễn ở Châu Âu. Thông thường show sẽ được diễn từ 19h tối đến 2h sáng rồi lên xe sang nước khác “chạy show”. Trong quá trình di chuyển trong những đêm như thế, tính mạng của toàn bộ các nghệ sĩ được giao trọn vẹn cho người tài xế lái xe, và để tài xế tỉnh ngủ, mỗi người phải thay nhau kể chuyện. Cuối cùng ca sĩ Hương Lan kể một câu chuyện ma có thật mà cô chứng kiến khi đi diễn ở Bình Dương - câu chuyện rùng rợn được mọi người tán thưởng nhiệt liệt. Nguyễn Ngọc Ngạn nghe xong, có suy nghĩ là ai cũng thích nghe truyện ma như vậy nên ông cũng muốn thử nghiệm, và rồi audiobook truyện ma đầu tiên với tựa đề Đêm Trong Căn Nhà Hoang (audiobook thứ 51 của Nguyễn Ngọc Ngạn) ra đời với thành công vang dội, thậm chí đến cả trong nước người ta cũng tìm cách thu lậu những đĩa truyện này của ông để đem bán. Những tác phẩm truyện ma sau đó của ông cũng đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các thính giả, đặc biệt là ở trong nước, bằng chứng là việc người ta thu lậu những tác phẩm truyện ma đó rất nhiều ở trong nước.

Paris By Night 40 và scandal đầu tiên trong cuộc đời

Paris By Night 40 với chủ đề Mẹ đặc biệt gây tranh cãi trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Chương trình được phát hành nhân dịp Vu Lan năm 1997, có một đoạn phim cho bài hát Ca Dao Mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đoạn phim minh họa gồm một đoạn phim tài liệu trong đó có cảnh máy bay pháo kích dân thường đang chạy trốn tại miền Nam Việt Nam. Nhiều người tức giận và cho rằng Nguyễn Ngọc Ngạn đã bêu xấu Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhằm để lấy tiếng tốt với chính phủ cộng sản Việt Nam. Đó là scandal đầu tiên trong cuộc đời mà nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn phải trải qua trong sự nghiệp làm MC của mình.

Tác phẩm Chuyện Năm Xưa và câu chuyện tình cờ

Tháng 8 năm 2006, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn có dịp đi lưu diễn ở một thành phố thuộc miền đông Hoa Kỳ. Trong một lần đi ăn, nhà văn tình cờ gặp một bà cụ trong quán ăn - khi bà biết người mình đang nói chuyện là nhà văn lừng danh Nguyễn Ngọc Ngạn, bà đã mời ông về nhà và nghe bà tâm sự những điều bức xúc, chất chứa trong lòng. Kể xong, bà đã thỉnh cầu ông viết nên câu chuyện mà bà vừa kể, và thỉnh cầu đó đã được nhà văn chấp nhận dù rằng ông gần như chưa bao giờ viết hồi ký.

Thông tin về tác phẩm Chuyện Năm Xưa, xin hãy xem tại đây.

Paris By Night 91 và sự kích động gây hấn của chính quyền cộng sản đối với trung tâm Thúy Nga

Đáng lên án là, bộ DVD "Paris By Night 91: Huế - Sài Gòn - Hà Nội" đã lồng ghép vài cảnh phim tư liệu (mua từ một địa chỉ ở Pháp) được người dẫn chương trình gọi là “Tội ác của Việt Cộng tại Huế năm Mậu Thân 1968” trong vở nhạc kịch Huế Mậu Thân gồm hai ca khúc Những Con Đường Trắng Bài Ca Dành Cho Những Xác Người (truyền thông cộng sản gọi đây là sự "xuyên tạc chiến thắng của Quân đội giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam"). Chính vì điều này mà giới truyền thông cộng sản Việt Nam liên tục đả kích Nguyễn Ngọc Ngạn cùng trung tâm Thúy Nga, khiến ông cùng với Tô Văn Lai phải viết thư cáo lỗi.

Vụ 50,000 người Mỹ "trốn" sang Canada

Cuối năm 2019, trong một lần livestream với chủ đề Ghen Tuông & Ganh Tị, Nguyễn Ngọc Ngạn vô tình nói sai sự thật về việc 50 ngàn người Mỹ trốn sang Canada vì những chính sách của tổng thống Donald Trump. Sự việc này đã gây rất nhiều sự tranh cãi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Lúc này, những thế lực thù ghét Nguyễn Ngọc Ngạn chớp lấy thời cơ gây ra làn sóng tẩy chay và đấu tố ông, gọi ông là kẻ lưu manh giả danh trí thức (khởi xướng là nữ nghệ sĩ hài kịch Bé Tí, người đã được Nguyễn Ngọc Ngạn tạo thời cơ để giúp cô nổi tiếng), và vào dịp Tết năm Canh Tý 2020, ông đã phát đi lời xin lỗi vì đã phát ngôn không đúng sự thật.

Khả năng nổi bật

Trí nhớ minh mẫn và đầu óc quan sát tinh tế

Nguyễn Ngọc Ngạn sở hữu một trí nhớ rất minh mẫn và đầu óc quan sát tinh tế, và lần đầu nó được thể hiện từ khi chưa tới 10 tuổi. Vào những năm tháng còn sống ở xóm đạo ở Củ Chi, ông đã quan sát và nhớ rất rõ từng sinh hoạt thường ngày trong ngôi làng nhỏ bé và sau này, ông đã khai thác chính những gì ông nhớ được về ngôi làng đó để viết nên tiểu thuyết "Xóm Đạo."

"Trời sinh cho tôi được một trí nhớ rất là đặc biệt tức là có những chuyện gì tôi đọc qua hoặc tôi nghe người ta kể qua một lần thì có thể mấy chục năm sau tôi vẫn nhớ."

Ngoài ra, ông còn có một cách nhìn khách quan về đời sống xã hội mà ông đã và đang sống trong nó, và nó đã được thể hiện khá nhiều trong những truyện dài/tiểu thuyết mà ông đã viết sau khi đã vượt biên thành công, khi ông sống cùng với cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Kiến thức sâu rộng và khả năng thuyết trình như một MC

Kiến thức sâu rộng là một trong những nền tảng chính giúp nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn thành công với vai trò MC trên sân khấu Paris By Night. Ông có một vốn hiểu biết rất rộng về lịch sử, văn hóa trong nước, ít nhất là những hiểu biết về Việt Nam cho đến tận biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong những khoảng nghỉ chuyển tiếp giữa hai tiết mục với nhau, để "câu giờ" cho êkip chuẩn bị có thêm thời gian để dàn dựng sân khấu, ông thường có những câu chuyện về nhiều chủ đề khác nhau để kể với khán giả (phần nhiều là không được chuẩn bị trước vì lý do cấp bách trong việc dàn dựng sân khấu), và chính những câu chuyện đó đã gây nên những ấn tượng sâu đậm của khán - thính giả tứ phương về một nhà văn kiêm MC "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý".

Cách kể chuyện và diễn giải vấn đề của ông được đánh giá là rất khác so với những MC trước đây từng tham gia dẫn chương trình, bởi người ta luôn cảm nhận rằng ông nói chuyện như một người thầy giáo, đôi lúc có thêm một ít triết lý vào trong đó, khiến người nghe rất thích nghe ông diễn thuyết, thậm chí người ta còn cho rằng ông, cùng với Nguyễn Cao Kỳ Duyên, là một phần linh hồn của các chương trình Paris By Night. Cho đến nay, chưa có ai có thể vượt qua Nguyễn Ngọc Ngạn về khả năng này.

Khả năng văn chương

Nguyễn Ngọc Ngạn đã từng có một khoảng thời gian học và dạy văn học ở trong nước vào trước năm 1975, cùng với niềm say mê đọc tiểu thuyết đã được hình thành từ bé và kinh nghiệm xây dựng những vở kịch được tích góp từ thời còn học dưới mái trường Nguyễn Bá Tòng nên ông sở hữu một khả năng nhất định trong việc viết và kể chuyện, cụ thể là lối hành văn gọn gàng, súc tích, có chiều sâu, cách xây dựng cốt truyện theo lối phản ánh cuộc sống bình thường và ngôn từ dễ hiểu, gần gũi với đại chúng, đặc biệt là về thể loại truyện ma và truyện thực tế. Ông gần như không đụng chạm đến thể loại hồi ký, ngoại trừ hai tác phẩm: Xóm ĐạoChuyện Năm Xưa, trong đó Chuyện Năm Xưa được sáng tác dựa trên một câu chuyện ông nghe được từ một người phụ nữ gốc Việt đã chủ động bắt chuyện với ông và yêu cầu ông viết lên câu chuyện đó.

Tính đến nay, ông đã có hơn 90 tác phẩm (truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết) và hầu hết được xuất bản dưới dạng sách giấy hoặc audiobook (sách nói).

Tinh thần ham tìm tòi và học hỏi

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn có thói quen đọc rất nhiều sách và xem rất nhiều phim, đặc biệt là những show diễn của Mỹ để trau chuốt kinh nghiệm làm MC.

Khiếu hài hước

Điều này được thể hiện rất rõ khi Nguyễn Ngọc Ngạn tham gia dẫn chương trình cùng Nguyễn Cao Kỳ Duyên - ông thường có những câu nói mang tính đá xéo, châm chọc nữ đồng nghiệp của mình ngay trước toàn thể khán giả và những lời bình luận hài hước về những phần trình diễn vừa kết thúc. Chính nhờ khiếu hài hước sẵn có mà ông đã viết nên rất nhiều vở hài kịch trình diễn trên sân khấu Paris By Night.

Không thể sử dụng internet và các thiết bị số

Nguyễn Ngọc Ngạn hoàn toàn không biết cách sử dụng điện thoại và cũng không có email vì lý do rất đơn giản và chính đáng: ông ít khi ra ngoài và chỉ ra ngoài khi cần thiết (đi ăn với gia đình, chạy show, thực hiện thu âm sách nói,...) và những hoạt động đó gần như không có liên quan đến việc sử dụng điện thoại. Điều này đã gây nên rất nhiều trở ngại cho cô Marie Tô và ông Paul Huỳnh khi muốn liên lạc gấp với ông về việc chuẩn bị thực hiện các chương trình Paris By Night và các live show cần có sự hiện diện của ông trong vai trò MC (có lẽ ông nhận được những thông tin đó thông qua con trai ông là Nguyễn Vương Định và ông trả lời họ thông qua thư từ bình thường).

Một số những người hâm mộ nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, ít nhiều vì không biết điều này nên đã lập ra những nick Facebook giả danh ông, nhiều đến mức chính ông phải đứng ra tuyên bố rằng mình không biết Internet là gì để dập tắt nạn giả danh này.

Vào năm 2019, kênh Youtube chính thức của Nguyễn Ngọc Ngạn chính thức ra mắt khán giả, tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ngạn không chính thức là người điều hành nó vì ông không thể sử dụng internet.

Các tác phẩm đã sáng tác

Truyện ngắn/truyện dài

Kịch

Trong quá trình cộng tác với trung tâm Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn đã sáng tác rất nhiều vở hài kịch để trình diễn trong các chương trình Paris By Night.

Thông tin thêm/cơ sở

  • Nguyễn Ngọc Ngạn vào đầu thập niên 80 của thế kỉ XX có gương mặt khá giống với nam diễn viên võ thuật Lý Tiểu Long, đặc biệt là lúc ông đeo cặp kính cận tối màu quen thuộc khá giống với hình ảnh Lý Tiểu Long đeo kính râm màu sậm.