Thúy Nga - Paris By Night Encyclopedia
Advertisement
Thúy Nga - Paris By Night Encyclopedia

Lê Dinh là nhạc sĩ hoạt động từ giữa thập niên 1950 tại miền Nam Việt Nam và tiếp tục sau này tại hải ngoại. Những ca khúc nổi tiếng nhất của ông chủ yếu là thuộc dòng nhạc vàng, như Biển Dâu, Ga Chiều, Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao… Một dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Dinh là những tác phẩm viết chung với Minh Kỳ, Anh Bằng, hoặc viết chung ba người trong nhóm Lê Minh Bằng.


Tiểu sử[]

Thời niên thiếu và thanh xuân[]

Lê Văn Dinh sinh ngày 8 tháng 9 năm 1934 tại làng Vĩnh Hựu, Gò Công.

Thuở nhỏ ông học trường Gò Công; sau đó lên Mỹ Tho học trường Collège Le Myre de Vilers rồi học trường Cao Đẳng Vô Tuyến Điện (Ecole Supérieure de Radio Electricité) tại Saigon. Trong thời gian theo học trường Cao đẳng Vô tuyến điện, ông được học hàm thụ âm nhạc tại trường École Universelle de Paris, Pháp.

Năm 1954, Lê Dinh tốt nghiệp trường Cao đẳng Vô tuyến điện, vì chưa tìm được việc làm ngay nên ông đi dạy Pháp văn và âm nhạc tại các trường tư thục ở Gò Công và Chợ Lớn. Cũng nhờ dạy học ở Gò Công, ông gặp một cô giáo tên là Kim Quyên đang dạy ở đây. Sau một năm quen nhau thì họ nên duyên vợ chồng và sống hạnh phúc cho đến nay. Năm 1956, Lê Dinh vào làm việc tại Đài Phát Thanh Saigon cho đến tháng tư năm 1975, với chức vụ Chủ Sự Phòng Sản Xuất (Production Section), sau đó Phòng Điều Hợp (On Air Section) của Đài. Ông chủ yếu phụ trách về mặt kỹ thuật tại đài, đúng với chuyên môn đã được đào tạo ở trường.

Sự nghiệp sáng tác trước năm 1975[]

Nhạc sĩ Lê Dinh bắt đầu sáng tác nhạc từ lúc còn đi học, với ca khúc đầu tiên được thu thanh trên đài phát thanh đài Pháp Á là bài Quê Mẹ với tiếng hát Linh Sơn. Khoảng năm 1956, ông có ca khúc đầu tiên được xuất bản là Làng Anh Làng Em, tiếp sau đó là một loạt những nhạc khúc nổi tiếng là Ngày Ấy Quen Nhau, Ngang Trái, Xác Pháo Nhà Ai,… Phu nhân của nhạc sĩ Lê Dinh đã từng nói rằng ông có thói quen sáng tác lúc đêm khuya, khi mọi người trong nhà đều yên giấc ngủ, và lúc sáng sớm vừa thức dậy. Khi sáng tác, bên cạnh thường có tách cà phê sữa nóng. Thời gian làm việc ở Đài Phát Thanh Saigon, nhạc sĩ Lê Dinh có quen biết với nhạc sĩ Minh Kỳ, sau này chơi thân và cùng nhau sáng tác những ca khúc nổi tiếng được ký tên Lê Dinh – Minh Kỳ là Tiếng Hát Mường Luông, Đường Chiều Sơn Cước, Đường Về Khuya, Cánh Thiệp Đầu Xuân, Hạnh Phúc Đầu Xuân,… Sau đó không lâu, nhạc sĩ Lê Dinh lại quen thân với nhạc sĩ Anh Bằng và cùng nhau sáng tác những ca khúc ký tên Lê Dinh – Anh Bằng: Nếu Ai Có Hỏi, Giấc Ngủ Cô Đơn, Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé, Nếu Hai Đứa Mình, Đôi Bóng, Bóng Đêm

Sau khi đã hợp tác thành công với nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng, nhạc sĩ Lê Dinh có ý định kết hợp 3 nhạc sĩ lại để trở thành nhóm sáng tác Lê Minh Bằng, trở thành nhóm sáng tác nổi tiếng đã trở thành một huyền thoại. Sự hợp tác này đã mang đến sản phẩm đầu tiên là ca khúc Đêm Nguyện Cầu được ký tên Lê Minh Bằng và ra mắt công chúng năm 1966. Ngoài bút danh Lê Minh Bằng, 3 nhạc sĩ còn sử dụng rất nhiều bút danh khác nhau là Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Cầm, Trúc Ly, Dạ Ly Vũ, Vũ Chương, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Giang Minh Sơn, Nhật Nguyệt Hồ,… để sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng: Chuyện Tình Lan Và Điệp, Mưa Trên Phố Huế, Đà Lạt Hoàng Hôn, Cô Hàng Xóm, Linh Hồn Tượng Đá, Tình Đời, Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ… Nhạc sĩ Lê Dinh nói rằng trong suốt 9 năm hợp tác của nhóm Lê Minh Bằng (1966-1975), cả 3 nhạc sĩ đều rất vui vẻ hoà thuận, không xảy ra tranh cãi nào lớn. Nhạc sĩ Lê Dinh người Nam, nhạc sĩ Minh Kỳ người hoàng tộc ở miền Trung, còn nhạc sĩ Anh Bằng thì quê ở ngoài Bắc sát biên giới Việt Trung. Bắc Trung Nam hợp thành một nhóm rất ăn ý.

Sau năm 1975[]

Sau năm 1975, nhạc sĩ Lê Dinh kẹt lại trong nước, ngưng viết nhạc, nhưng vẫn nghĩ ra nhiều ý tưởng sáng tác ở trong đầu mà không ghi ra giấy. Đến năm 1978, cả gia đình Lê Dinh sang đến một đảo thuộc Đài Loan bằng con tàu nhỏ đánh cá. Hai tháng sau họ đến Hongkong, và sau đó chọn định cư ở Canada. Sau khi định cư tại Montreal, Canada, nhạc sĩ Lê Dinh sáng tác những ca khúc chủ yếu là có nội dung nhớ về quê hương như là Thương Về Gò Công, Sao Anh Không Nhớ Gò Công, Chữ Tình, Huế Buồn,… Cũng trong thời gian đó, ông bắt đầu làm việc cho hãng tàu chở hàng hóa đi khắp thế giới có tên là Federal Navigation (viết tắt là FEDNAV) của Canada ở thành phố Montréal trong 20 năm. Cũng chính con tàu hàng của hãng này đã cứu giúp con thuyền đánh cá 40 người mà gia đình ông lênh đênh trên biển một năm trước đó. Sau khi nghỉ việc ở hãng tàu, nhạc sĩ Lê Dinh thành lập Đài Phát Tiếng Nói Việt Nam tại Montreal và trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút Nguyệt San Nghệ Thuật. Sau đó ông về hưu vì đã lớn tuổi.

Năm 2003, trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình Paris By Night 70 - Thu Ca tại Toronto, vinh danh ông cùng với nhạc sĩ Phạm Mạnh CươngTrường Sa. Ba năm sau đó, trung tâm Asia thực hiện chương trình Asia 52 - Huyền Thoại Lê Minh Bằng vinh danh ông, cùng với hai nhạc sĩ Anh Bằng và Minh Kỳ. Năm 2009, ông lại xuất hiện chương trình Paris By Night 95 - 25th Anniversary (Phần 2) - Cảm Ơn Cuộc Đời được Nguyễn Ngọc Ngạn phỏng vấn và giới thiệu ca khúc Nếu Anh Đừng Đến do Mai Thiên Vân thể hiện.

Nhạc sĩ Lê Dinh đã qua đời vào ngày 9 tháng 11 năm 2020 tại thành phố Longueuil, Québec, Canada, hai tháng sau khi bước sang tuổi 86.[1] Được biết, một thời gian ngắn trước ngày ông qua đời, Tô Ngọc Thủy có liên lạc với Lê Dinh để nhờ ông cho phép trung tâm thực hiện MV nhạc phẩm Nhớ Một Ánh Sao qua tiếng hát của nữ ca sĩ Băng Tâm và giọng nói của ông lúc đó cho thấy rằng ông vẫn còn khỏe mạnh.[2]

Di sản để lại[]

Nhạc sĩ Lê Dinh đã để lại cho hậu thế hơn 100 tác phẩm, tự sáng tác hoặc sáng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Minh Kỳ và Anh Bằng.

Xem danh sách các tác phẩm của nhạc sĩ Lê Dinh tại đây.

Các mối quan hệ[]

Tô Ngọc Thủy[]

Lê Dinh là người sẵn sàng cung cấp tất cả những thông tin về các nhạc sĩ hoạt động từ trước năm 1975 và các tác phẩm của họ cho trung tâm Thúy Nga mỗi khi trung tâm cần đến chúng. Đối với những nhạc phẩm được ký tên tác giả Lê Minh Bằng, gia đình ông cũng như gia đình nhạc sĩ Minh Kỳ là những người cho phép trung tâm sử dụng chúng mà không cần thông qua ý kiến của phía nhạc sĩ Anh Bằng.[3] Ông cũng là một trong những người được Tô Ngọc Thủy liên lạc khi cần sử dụng một tác phẩm nào đó mà nghi ngờ đó là tác phẩm của Anh Bằng, bên cạnh Nhật NgânThanh Sơn.

Khi Lê Dinh qua đời, Tô Ngọc Thủy đã rất lấy làm tiếc vì một thời gian ngắn trước, Tô Ngọc Thủy và Lê Dinh còn nói chuyện với nhau rất bình thường qua điện thoại và Tô Ngọc Thủy đã nghĩ rằng ông vẫn còn khỏe mạnh.[2]

Xuất hiện trong các chương trình Paris By Night[]

STT PBN số Mục đích xuất hiện
1 70 Xuất hiện trong chương trình vinh danh dòng nhạc của mình.
2 95 Được phỏng vấn trước khi giới thiệu tác phẩm Nếu Anh Đừng Hẹn.

Những lần nhạc của Lê Dinh xuất hiện trong các chương trình Paris By Night[]

Danh sách này không tính những lần các tác phẩm của Lê Dinh xuất hiện trong phần Bonus.

STT PBN số Tên phần trình diễn Ca sĩ thể hiện Ghi chú
1 2 Nỗi Buồn Châu Pha Phượng Mai Lần đầu tiên các tác phẩm của Lê Dinh được sử dụng trong các chương trình Paris By Night.
2 4 Nếu Em Đừng Hẹn
3 11 Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao Kim Tuyến
4 13 Đường Về Khuya Như Mai, ban nhạc The Magic Viết với Minh Kỳ.
5 24 Nỗi Buồn Châu Pha Phương Hồng Quế
6 34 Xác Pháo Nhà Ai Thế Sơn, Mỹ Huyền
7 38 Nếu Anh Đừng Hẹn Hoàng Lan Viết với Dạ Cầm.
8 42 Nỗi Buồn Châu Pha Như Quỳnh
9 49 Hà Tiên Mỹ Huyền
10 53 Tuyết Lạnh Trường Vũ, Hoàng Lan Viết với Phương Trà.
11 58 Hoa Đào Năm Trước Phương Diễm Hạnh Viết với Nguyễn Hiền.
12 69 Khi Mình Xa Nhau Phương Diễm Hạnh, Mạnh Đình Viết với Anh Bằng.
13 70 Đường Về Khuya Bảo Hân, Trúc Lam, Trúc Linh Viết với Minh Kỳ.
14 Nếu Mai Này Thế Sơn
15 Tấm Ảnh Ngày Xưa Trường Vũ
16 Chiều Lên Bản Thượng Phi Nhung
17 Chữ Tình Mạnh Quỳnh
18 LK Cánh Thiệp Hồng, Ngang Trái Hạ Vy
19 76 Gác Nhỏ Đêm Xuân Hương Lan
20 80 Tân cổ "Cánh Thiệp Đầu Xuân" Viết với Minh Kỳ, soạn cổ nhạc bởi Hoàng Song Việt.
21 85 Hạnh Phúc Đầu Xuân Hoàng Oanh, Trung Chỉnh Viết với Minh Kỳ.
22 90 Thương Đời Hoa Hồ Lệ Thu
23 95 Nếu Anh Đừng Hẹn Mai Thiên Vân Viết với Dạ Cầm.
24 110 Mùa Xuân Gửi Em Như Quỳnh Viết với Minh Kỳ.
25 112 Mùa Đông Xứ Huế Hương Lan
26 113 Cánh Thiệp Đầu Xuân Minh Tuyết, Hạ Vy
27 114 Chiều Lên Bản Thượng Tâm Đoan
28 116 Nỗi Buồn Châu Pha Hoài Tâm Tái hiện lại phần trình diễn của Như Quỳnh trong PBN 42.
29 119 Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao Hương Lan
30 Nếu Hai Đứa Mình Mai Thiên Vân
31 121 Tấm Ảnh Ngày Xưa Hoàng Oanh, Trung Chỉnh
32 123 Lẻ Bóng Hoàng Oanh, Như Quỳnh, Phi Nhung, Tâm Đoan, Mai Thiên Vân Viết với Anh Bằng.
33 124 Hạnh Phúc Đầu Xuân Như Quỳnh Viết với Minh Kỳ.
34 130 Nếu Anh Đừng Hẹn Băng Tâm Viết với Dạ Cầm.
35 131 Cánh Thiệp Đầu Xuân Hoàng Oanh Viết với Minh Kỳ.
36 134 Bài Tango Cho Riêng Em Quang Dũng Bút danh Lê Dinh - Tây Phố.
37 136 Chiều Lên Bản Thượng Quỳnh Trang, Tuyết Nhung, Thiêng Ngân
38 137 Còn Gì Mà Mong Đan Nguyên

Thư viện ảnh[]

Thông tin bên lề[]

  • Lê Dinh là nhạc sĩ đầu tiên được cả hai trung tâm Thúy Nga và ASIA thực hiện một chương trình Tác giả & Tác phẩm để giới thiệu các tác phẩm của ông cùng với các nhạc sĩ khác (Phạm Mạnh Cương - Lê Dinh - Trường Sa; Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng hoặc bút danh chung là Lê Minh Bằng).

Chú thích[]

Advertisement