Elvis Phương là một ca sĩ người Việt Nam. Ông thể hiện thành công với nhiều thể loại nhạc như pop, rock và nhạc trữ tình. Ngoài ra, ông từng là thành viên của ban nhạc Phượng Hoàng nổi tiếng từ trước năm 1975.
Tiểu sử[]
Thời niên thiếu[]
Phạm Ngọc Phương sinh ngày 1 tháng 2 năm 1945 tại Dầu Tiếng (nay là Thủ Dầu Một), tỉnh Bình Dương, trong một gia đình trí thức Tây học khá giả. Cha mẹ ông là người huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng chuyển đến sinh sống tại Bình Dương từ thập niên 1940. Cha ông là kiến trúc sư và giáo sư dạy tiếng Pháp. Elvis Phương là con trai trưởng trong gia đình với tám người em gái (trong đó có nữ ca sĩ Kiều Nga) và hai người em trai. Từ lúc năm tuổi, ông đã học mẫu giáo ở trường Pháp Aurore, do đó ông có sự tiếp xúc khá sớm với âm nhạc phương Tây. Ông theo học Pháp văn cho đến tận lúc thi đậu tú tài đôi.
Thuở nhỏ ông thường được nghe nhạc Pháp trong trường, và âm nhạc đã thấm đẫm trong con người ông dần dần từ lúc đó. Thuở nhỏ ông học chung lớp với Thanh Nga, người sau này trở thành nữ hoàng sân khấu. Mỗi khi có văn nghệ cuối năm thì bên phía nam có Elvis Phương, bên nữ có Thanh Nga cùng tham gia biểu diễn văn nghệ ở trường.
Elvis Phương có màn biểu diễn ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1962 khi ông vừa tròn 17 tuổi tại trường dòng Regina Pacis. Trong giai đoạn đầu hoạt động âm nhạc, Elvis Phương đi hát với tên thật là Ngọc Phương, chủ yếu hát nhạc ngoại quốc trong các ban nhạc trẻ Sài Gòn thập niên 1960 như Rockin’ Stars, LesVampires,… Khi ông tham gia văn nghệ ở trường, gia đình không ngăn cấm vì nghĩ đó chỉ là sở thích cho vui. Tuy nhiên đến năm 18 tuổi, vì Elvis Phương quá mê ca hát nên cha của ông tìm cách kéo ra khỏi con đường đó, bằng cách sắp xếp để đưa ông đi Pháp du học. Vì chọn tiếp tục theo đuổi âm nhạc, Elvis Phương đã từ chối và bị cha đuổi ra khỏi nhà, với hy vọng rằng người con trai sẽ thấy khó khăn và từ bỏ đam mê để quay về nhà.
Tuy nhiên, khi đã chấp nhận rời khỏi gia đình, Elvis Phương quyết tâm theo đuổi đam mê. Ông dọn đến ở nhờ nhà một người bạn thân, là nghệ sĩ saxophone là Thanh Tòng, người cùng chơi trong ban Rockin’ Stars. Lúc đó chưa có tên tuổi, hàng đêm ông đến các phòng trà và night club thật sớm để ngồi chờ, khi nào ca sĩ chính đến muộn thì xin vào hát thế chỗ trống. Vì chỉ hát lót để lấy kinh nghiệm nên thường là không có thù lao hoặc rất ít không đáng kể. Đi hát như vậy được hơn 1 năm, các chủ phòng trà thấy Elvis Phương có giọng hát tốt và được khán giả khen ngợi thì mới bắt đầu mời đi hát chính thức. Lúc đó ông chỉ hát nhạc nước ngoài với cái tên Ngọc Phương, có ngoại hình nhìn giống giọng ca Mỹ lừng lẫy lúc đó là Elvis Presley – ông vua nhạc rock & roll, với mái bass để dài, gương mặt điển trai, nên một người bạn đề nghị Ngọc Phương đổi sang dùng nghệ danh Elvis Phương. Sau này có một thời gian có quy định ca sĩ Việt không được lấy tên nước ngoài, nên Elvis Phương cũng có dùng tên khác là Thanh Phương.
Nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975[]
Thời gian sau này Elvis Phương chuyển sang hát nhạc Việt và nổi tiếng với rất nhiều thể loại, từ nhạc trẻ, nhạc trữ tình, tiền chiến…. và ca khúc đầu tiên mà Elvis Phương hát nhạc Việt là bài nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trúc Phương là Nửa Đêm Ngoài Phố. Ông kể lại rằng trong một lần lên hát ngẫu hứng trên sân khấu, bên dưới các khán giả lớn tuổi đề nghị hát nhạc Việt, ông đã nhớ lại hồi nhỏ mẹ thường mở băng nhạc Thanh Thúy có bài hát nổi tiếng Nửa Đêm Ngoài Phố nên chọn hát bài này. Đoạn đầu, ông hát nhẹ nhàng như bình thường, đến đoạn giữa ông đề nghị ban nhạc đổi từ bolero sang phối rock để hát một cách ngẫu hứng, không ngờ sự biến tấu táo bạo đó đã được khán giả vỗ tay và hưởng ứng nhiệt tình.
Thời gian này, có một thời gian Elvis Phương theo đoàn hải thuyền đi hát cho các quân nhân, thủy thủ đoàn nghe khi lênh đênh trên biển canh giữ vùng hải phận và hải đảo. Là ca sĩ tự do được một thời gian, sau đó Elvis Phương tham gia hát trong ban nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh từ khoảng cuối thập niên 1960. Ông cũng là ca sĩ thường xuyên góp giọng hát trong các băng nhạc Shotguns nổi tiếng và đến nay vẫn còn được khán giả tìm nghe lại sau 50 năm. Trong số những ca khúc Elvis Phương đã thu cho Shotguns, có 2 ca khúc tiêu biểu nhất là Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang và Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà, với tiếng huýt sáo trong đoạn gian tấu đã làm nên thương hiệu Elvis Phương. Đây cũng là thời gian hai năm liên tiếp ông được trao giải Kim Khánh cho danh hiệu ca sĩ hát nhạc trẻ được yêu thích nhất do độc giả báo Trắng Đen bình chọn.
Tuy nhiên, sự nghiệp của Elvis Phương lên đỉnh cao và gây tiếng vang lớn nhất phải kể đến thời gian hát trong ban nhạc Phượng Hoàng. Suốt thập niên 1960, tất cả các ban nhạc trẻ tại Việt Nam đều hát nhạc nước ngoài, hoặc hát nhạc ngoại lời Việt. Sang thập niên 1970 thì xuất hiện ban nhạc Phượng Hoàng chỉ hát nhạc Việt của chính hai nhạc sĩ trong ban sáng tác, đó là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang. Elvis Phương kể lại, một hôm đến hát ở Queen Bee, ông thấy có một người đứng nhìn mình có vẻ ngập ngừng. Một lúc sau, có vẻ như người đó đã lấy hết can đảm đến bắt chuyện, tự giới thiệu là nhạc sĩ Lê Hựu Hà, và đưa ca khúc mới vừa sáng tác mang tên Yêu Em và nhờ Elvis Phương hát. Bài hát này được nhạc sĩ viết tặng cho người bạn gái: “Yêu em vì ta ghét buồn, yêu em vì ta ghét hờn…” Elvis đã đồng ý, nhận lời hát và thu thanh bài hát. Thời gian sau đó, khi Yêu Em đã thành bài hit, nhạc sĩ Lê Hựu Hà đến gặp Elvis Phương để nói lời cám ơn, và tiết lộ rằng chính nhờ bài hát này mà nhạc sĩ được nên duyên vợ chồng với người bạn gái. Lúc này Lê Hựu Hà cũng ngỏ lời mời Elvis Phương tham gia vào ban Phượng Hoàng để thay thế cho ca sĩ Duy Quang trước đó chỉ tham gia được một thời gian ngắn và đã rời ban. Đây cũng là thời điểm đánh dấu dược một mốc son chói lọi trong sự nghiệp âm nhạc rực rỡ của Elvis Phương.
Sau năm 1975[]
Elvis Phương đã kết hôn hai lần. Người vợ đầu tiên tên Hồng Ngọc quê ở Đà Lạt, mất trong tai nạn giao thông năm 1971. Sang sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Elvis Phương cùng gia đình vượt biên trên con tàu Trường Xuân - cùng đi trên chuyến tàu đó còn có nhạc sĩ Lam Phương và gia đình. Elvis Phương đã gặp gỡ, làm quen với Phan Lệ Hoa - một nữ doanh nhân nổi tiếng lúc bấy giờ và cũng là một người ái mộ tiếng hát của nam ca sĩ. Họ gặp nhau và phải lòng nhau, đến năm 1982, hai người quyết định kết hôn để về chung một nhà. Elvis Phương từng trải qua thời gian bệnh tim nặng, thập tử nhất sinh nhưng đã vượt qua nhờ vợ luôn kề bên chăm sóc, động viên tinh thần và nhắc nam danh ca uống thuốc đúng giờ. Đến cuối năm 1998 sau khi mổ tim xong, hai vợ chồng Elvis Phương quyết định trở về Việt Nam để sinh sống, tịnh dưỡng và tập luyện để có thể quay lại ca hát.
Elvis Phương có bốn người con, tất cả đều đang sống ở Mỹ, đều hát hay nhưng không theo nghiệp cầm ca. Dù luyến tiếc không ai vào Showbiz, nhưng ông vẫn tôn trọng sự lựa chọn và động viên các con thành công với công việc của mình. Hiện, vợ chồng ca sĩ Elvis Phương sống bình yên, hạnh phúc ở quận 12 mà họ mua từ năm 2000. Ngôi nhà nằm tiếp giáp với tỉnh Bình Dương – nơi cậu bé Elvis Phương ngày xưa chào đời. Là người yêu truyền thống văn hóa Việt, hai vợ chồng ông, hầu như năm nào cũng ăn Tết tại Việt Nam với đầy đủ dư vị cổ truyền.
Từ tháng 8 năm 2021, ông qua Hoa Kỳ tham gia một số liveshow của Trung tâm Thúy Nga và cũng tháng 9 cùng năm, ông cùng với Thanh Lan xuất hiện chương trình Thúy Nga Music Box #44 - Lời Cuối Cho Em. Cuối năm, Elvis Phương ra mắt hồi ký của bản thân là Dòng Đời và cùng với ý định tổ chức liveshow kỷ niệm 60 năm ca hát - Elvis Phương - 60 Years Still Standing vào ngày 20 tháng 2 năm 2022, tuy nhiên liveshow chưa diễn ra do dịch bệnh.[1] Giữa tháng 3, vợ chồng Elvis Phương đã về Việt Nam.
Năm 2023, để đền bù cho sự kiện kỷ niệm 60 năm ca hát đã bị hủy bỏ vào năm trước, Elvis Phương đã thực hiện album có tên Elvis Phương - 60 Năm Ca Hát, và album đã được gửi tặng cho vợ chồng Tô Ngọc Thủy và Huỳnh Thi khi họ về thăm Việt Nam vào tháng 3 và tháng 4.[2] Hai tháng sau đó, Elvis Phương chấp thuận lời mời của trung tâm Thúy Nga trở lại sân khấu Paris By Night qua show Paris By Night 136 - 40 Năm Hành Trình tại Bangkok, Thái Lan. Một tháng sau đó, Elvis Phương đã ra mắt hồi ký Dòng Đời - Elvis Phương tại Việt Nam.[3] Sang năm 2024, Elvis Phương phát hành CD Vì Thế Anh Yêu Em gồm 8 ca khúc do chính ông sáng tác.
Sự nghệp ca hát[]
Xuất hiện trong các chương trình Paris By Night[]
STT | PBN số | Tên phần trình diễn | Tác giả | Thể hiện với | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | Rồi Mai Tôi Đưa Em | Trường Sa | solo | Phần trình diễn đánh dấu lần đầu tiên Elvis Phương xuất hiện trên sân khấu Paris By Night. |
2 | 3 | Để Quên Con Tim | Đức Huy | ||
3 | 4 | Mười Năm Tình Cũ | Trần Quảng Nam | ||
4 | 5 | Chờ Người | Lam Phương | Phương Hồng Ngọc | |
5 | Đặc biệt | Người Yêu Tôi Khóc | Trần Thiện Thanh | Họa Mi | |
6 | Bài Tango Cho Em | Lam Phương | Ái Vân | ||
7 | 14 | Qua Cầu Gió Bay | Dân ca | ||
8 | Nhìn Nhau Lần Cuối | Nguyễn Vũ | |||
Lời Cuối Cho Em | |||||
Lời Cuối Cho Em 2 | |||||
Một Lời Cuối Cho Em | Nguyễn Ánh 9 | ||||
9 | 15 | LK Mùa Thu | |||
10 | 16 | LK Định Mệnh | Dalena | ||
11 | 17 | Tát Nước Đầu Đình | Y Vân | Ái Vân | |
12 | 18 | Bài Thánh Ca Buồn | Nguyễn Vũ | solo | |
13 | 19 | Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà | Phạm Duy, thơ: Hữu Loan | ||
14 | Vợ Chồng Quê | Phạm Duy | Ái Vân | ||
15 | 20 | Trẩy Hội Ngày Xuân | Ái Vân, Ái Thanh | ||
16 | LK Hát Cho Ngày Hôm Qua | Tuấn Ngọc, Duy Quang, Anh Khoa | |||
17 | 22 | Xót Xa | Lam Phương | solo | |
18 | Tình Hồng Paris | Ái Vân | |||
19 | 24 | LK Không | Thái Châu, Duy Quang | ||
20 | LK Hãy Nói Như Chưa Nói Lần Nào | Ái Vân | |||
21 | Ô Mê Ly | Văn Phụng | Ái Vân, Duy Quang, Phi Khanh, Ngọc Trọng, Chí Tài | ||
22 | 25 | Dư Âm | Nguyễn Văn Tý | solo | |
23 | Hát Hội Trăng Rằm | Ái Vân, Ái Thanh, Chí Tài | |||
24 | 26 | Đàn Bà | Song Ngọc | Duy Quang | |
25 | LK Giăng Câu | Tô Thanh Tùng | Hương Lan, Trang Thanh Lan, Quang Bình | ||
26 | 27 | Bên Lưng Đèo | Văn Phụng | Chí Tài, Chí Thiện | |
27 | Tiếng Hát Với Cung Đàn | Ái Vân, Phi Khanh, Duy Quang | |||
28 | 28 | Tình Chết Theo Mùa Đông | Lam Phương | solo | |
29 | LK Niềm Vui Đơn Côi & Cỏ Úa | Ái Vân | |||
30 | 29 | Còn Yêu Em Mãi | Nguyễn Trung Cang | solo | |
31 | 30 | Chiến Sĩ Vô Danh | Phạm Duy | Duy Quang, Tuấn Ngọc | |
32 | Kỷ Vật Cho Em | solo | |||
33 | Bài Ca Sao | Ái Vân | |||
34 | 32 | Một Lần Miên Viễn Xót Xa | Nguyễn Đức Thành | solo | |
35 | Đàn Chim Tha Phương | Đức Huy | Ái Vân, Thanh Hà, Thế Sơn, Nguyễn Hưng, Mỹ Huyền | ||
36 | 44 | Mưa Chiều Kỷ Niệm | Duy Yên, Quốc Kỳ | Ái Vân | |
Như Giấc Chiêm Bao | Lam Phương | ||||
Niệm Khúc Cuối | Ngô Thụy Miên | ||||
37 | Màu Kỷ Niệm | Phạm Đình Chương, thơ: Nguyên Sa | solo | ||
38 | 46 | Mùa Thu Xa Em | Ngô Thụy Miên | Ái Vân | |
39 | Tâm Sự Gửi Về Đâu | Phạm Duy, thơ: Lê Minh Ngọc | solo | ||
40 | 47 | LK Phút Đầu Tiên & Mấy Nhịp Cầu Tre | Hoàng Thi Thơ | Ái Vân, Hoàng Lan, Nguyễn Hưng | |
41 | Rồi Một Ngày | solo | |||
42 | 48 | Trái Tim Không Ngủ Yên | Thanh Tùng | ||
43 | 49 | Rừng Lạng Sơn | Phạm Duy | ||
44 | 50 | LK Nhạc Pháp: Histoire D'un Amour, Et Pourtant, J'entends Siffler Le Train (500 Miles), Je Sais, Mal, Si L'amour Existe Encore, Main Dans La Main | Thanh Lan | ||
45 | 83 | Không | Nguyễn Ánh 9 | solo | |
46 | 94 | Niệm Khúc Cuối | Ngô Thụy Miên | Khánh Ly | |
47 | 100 | Trăm Nhớ Ngàn Thương | Lam Phương | Ý Lan | |
Mười Năm Tình Cũ | Trần Quảng Nam | ||||
Phải Chi Em Đừng Có Chồng | Mặc Thế Nhân | ||||
48 | 100 VIP | The House Of Rising Sun | solo | ||
49 | Blue Suede Shoes | ||||
50 | 104 | LK Nhạc Pháp: Entre Nous, Et Maintenant, Capri C'est Fini. | Khánh Hà | ||
51 | 104 VIP | Đàn Bà | Song Ngọc | solo | |
52 | 109 | LK Lầm, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Em Đi Rồi, Như Giấc Chiêm Bao | Lam Phương | Họa Mi | |
53 | Hát Mãi Bài Tình Ca | Thái Thịnh | Tất cả các ca sĩ tham gia PBN 109 (trừ Bảo Hân, Tuấn Vũ và Trường Vũ) | ||
54 | 136 | Nửa Đêm Ngoài Phố | Trúc Phương | solo | |
55 | 138 | Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời | Lê Hựu Hà |
Xuất hiện trong các chương trình Thúy Nga Music Box[]
STT | TNMB số | Tên phần trình diễn | Tác giả | Thể hiện với |
---|---|---|---|---|
1 | 44 | Lời Cuối Cho Em | Nguyễn Vũ | Thanh Lan |
2 | Đàn Bà | Song Ngọc | solo | |
3 | Lầm | Lam Phương | ||
4 | Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà | Phạm Duy, thơ: Hữu Loan | ||
5 | Một Lời Cuối Cho Em | Nguyễn Ánh 9 | Thanh Lan |
Xuất hiện trong các liveshow[]
STT | Liveshow | Tên phần trình diễn | Tác giả | Thể hiện với |
---|---|---|---|---|
1 | Về Đây Nghe Em | Chờ Người | Lam Phương | solo |
2 | Trăm Nhớ Ngàn Thương | |||
3 | Phạm Mạnh Cương & Trường Sa - Thương Hoài Ngàn Năm & Xin Còn Gọi Tên Nhau | LK Tôi Muốn, Yêu Đời Yêu Người, Thương Nhau Ngày Mưa | Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang |
Xuất hiện trong các chương trình đặc biệt & sự kiện khác[]
STT | Tên chương trình | Tên phần trình diễn | Tác giả | Thể hiện với |
---|---|---|---|---|
1 | Thúy Nga Video 13 - Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam | Kỷ Vật Cho Em | Phạm Duy | solo |
2 | 1954 - 1975 |
Album[]
- TNCD019 - Bài Tango Cho Em (hát với Ái Vân)
- TNCD033 - Chút Ân Tình Mong Manh (hát với Dalena)
- Mộng Dưới Hoa (trung tâm Thúy Nga đại diện phát hành)
- Khi Ta Yêu Nhau - Vol. 2 - Elvis Phương (trung tâm Thúy Nga đại diện phát hành)
- Elvis Phương - 60 Năm Ca Hát (trung tâm Thúy Nga đại diện phát hành)