Thúy Nga - Paris By Night Encyclopedia
Advertisement
Thúy Nga - Paris By Night Encyclopedia

Chế Linh là một trong các ca sĩ, nhạc sĩ tiêu biểu của nền âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 và đối với cộng đồng người Việt hải ngoại. Ông được mệnh danh là một trong "Tứ Trụ Nhạc Vàng" (cùng với Duy Khánh, Nhật Trường (tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh) và Hùng Cường) của miền Nam Việt Nam ngày ấy bởi tài năng ca hát và sáng tác nhạc xuất chúng đặt nền móng cho thể loại nhạc vàng, và hiện nay ông vẫn còn nổi tiếng khi vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát dù đã ở tuổi ngoài 80.


Tiểu sử[]

Thời niên thiếu[]

Chế Linh, tên thật là Jamlen (Chà-len), là người dân tộc Chăm, sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942 tại Paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước - Ninh Thuận) trong một gia đình có 3 anh em. Cha ông mất sớm, khi ông chỉ mới 4 tuổi. Ông học hết bậc tiểu học chương trình Pháp ở trường làng và được các linh mục Pháp trong trường hướng dẫn cơ bản về nhạc lý, sau đó ông học tiếp bậc trung học tại trường Bồ Đề Phan Rang. Mãi tới năm 17 tuổi, Chế Linh tự thân chuyển xuống Sài Gòn để tìm con đường sinh nhai, mặc dù khi đó ông chưa thông thạo tiếng Kinh.

Ông kể rằng, ba ngày đầu sống lay lắt xứ Sài thành, tới ngày thứ tư ông được một người đạp xích lô chở đến một gia đình người Hoa để nhận trông con giúp. Ban ngày làm việc, tối tự học bằng đèn dầu do chính mình bỏ tiền túi để mua. Gia đình nhận nuôi ông vì sợ cháy nhà và cũng có chút lòng thương nên đã mua đèn điện, bàn và đầu tư cho ông tiếp tục ăn học. Mặc dù được đối xử tốt nhưng vì sẵn một lòng đam mê âm nhạc, mà việc ở nhờ và làm thuê lại không liên quan đến niềm đam mê của ông, và ông sẽ không thể tiến thân nếu cứ tiếp tục cuộc sống như thế này, ông lại ra đi. Năm tiếp theo, tức năm 1960, ông quyết tâm đi theo nghề ca hát khi nghĩ rằng chỉ có âm nhạc mới giúp ông hòa đồng được với vùng đất mới.

Sự nghiệp ca hát trước năm 1975[]

Năm 1962, Chế Linh gặp lại vị linh mục năm xưa đã từng chỉ dạy nhạc lý cho ông, và được ngài nhận nuôi, khuyến khích ông tiếp tục học. Cùng năm đó, ông tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đoàn văn nghệ Biệt Chính và đoạt giải "Nam ca sĩ xuất sắc nhất". Kể từ đó, ông trở thành đồng nghiệp với các ca sĩ/nhạc sĩ cùng thời như Trúc Phương, Bằng Giang và Châu Kỳ, và cuộc đời ông đã thay đổi kể từ đó. Năm 1963, ông kết hôn với người vợ đầu tiên, sinh ra năm người con (tính đến năm 1967).

Một năm sau, đoàn nhạc tan rã, ông cùng Bằng Giang lên núi Bửu Long thuộc Biên Hòa để làm thuê và luyện thanh khi rảnh rỗi - tất cả nhằm để chuẩn bị cho con hướng đi riêng của họ. Tại đây, hai người đã cùng sáng tác nhiều bản nhạc, bao gồm Đêm Buồn Tình Lẻ, Bài Ca Kỷ Niệm, Đoạn Tái Bút,... tất cả đều ký tên Bằng Giang - Tú Nhi. Cái tên Tú Nhi, mang ý nghĩa là "một cậu bé khôi ngô tuấn tú", cũng chính là bút hiệu sau này của Chế Linh khi ông tiếp tục sáng tác nhạc một cách độc lập. Một thời gian khá lâu sau đó, khi đã thấy giọng ca của Chế Linh đã trưởng thành và đủ sức cạnh tranh, Bằng Giang đã khuyên ông trở lại Sài Gòn nhưng lúc ấy Chế Linh vẫn còn lưỡng lự, chưa sẵn sàng. Ông chỉ về lại Sài Gòn khi những người đồng nghiệp cũ (Trúc Phương và Châu Kỳ) tìm đến núi Bửu Long, gặp trực tiếp và mời ông theo họ tiếp tục con đường nghệ thuật ở đô thành, và ông còn đề nghị hai người sáng tác thêm những ca khúc đặc biệt dành riêng cho tiếng hát của mình, và kết quả là ông được họ sáng tác cho mình những ca khúc nhạc lính.

Cuối năm 1964, khi ông trở lại Sài Gòn, hãng đĩa Việt Nam đã ký hợp đồng với ông nhiều năm, ngoài ra ông còn ký hợp đồng với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - giám đốc của hãng đĩa Continental lúc bấy giờ. Kể từ đó, tiếng tăm của ông ngày càng được nâng cao trong giới âm nhạc Việt, ông trở thành một trong "Tứ Trụ Nhạc Vàng" cùng với Hùng Cường, Nhật Trường và Duy Khánh. Trong thời gian này, ông có kết hợp với ca sĩ Thanh Tâm.

Khoảng năm 1967, ông được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho kết hợp với học trò của mình là Thanh Tuyền, khi ấy cô khoảng 20 tuổi. Lý do là vì nhạc sĩ muốn phát triển những nhạc phẩm song ca và tránh đi sự nhàm chán do các nhạc phẩm đơn ca mang lại nên đã cho hai người thực hiện chung những ca khúc viết về tình yêu đôi lứa. Đĩa hát đầu tiên của hai người, trong đó có thu nhạc phẩm Hái Hoa Rừng Cho Em do nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân sáng tác đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Cũng từ đó, nhiều hãng đĩa khác đã bắt cặp cặp đôi này và tên tuổi của hai người liên tục thăng tiến. Cũng trong năm này, Chế Linh lại ly dị người vợ đầu để kết hôn với em gái của người vợ ấy. Trong khoảng thời gian này, Chế Linh đã từng gặp gỡ nhạc sĩ Vinh Sử, khi ấy đang là một nhạc sĩ không tên tuổi, và ông đã giúp Vinh Sử bằng cách đưa bản nhạc ca khúc Đoạn Buồn Đêm Mưa do chính ông sáng tác cho Vinh Sử xuất bản và cũng chính Vinh Sử đã viết bút danh của mình bên cạnh bút danh Tú Nhi trên tờ bìa nhạc, và nhờ việc này mà Vinh Sử đã trở thành một nhạc sĩ vang danh với những nhạc khúc dành cho tầng lớp phổ thông trong xã hội.[1]

Năm 1970, nhạc sĩ Lam Phương viếng thăm Chế Linh và đưa cho ông bản nhạc ca khúc Thành Phố Buồn sau một chuyến đi lên Đà Lạt. Ông đã thể hiện rất thành công ca khúc này và chính nó đã mang lại cho tác giả của nó tới 12 triệu đồng Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1971, ông lại tiếp tục cuộc sống độc thân một lần nữa.

Năm 1972, ông đoạt giải Kim Khánh - Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca do nhật báo Trắng Đen tổ chức. Tuy nhiên, chính phủ lại giới hạn cấp phép hát cho ông vào thời điểm Mùa hè đỏ lửa trong cùng năm ấy vì giọng hát của ông không phù hợp với tâm thế của một người lính. Một năm sau, người vợ thứ ba của Chế Linh tự tử.

Sau năm 1975[]

Từ sau năm 1975, ông bị chính quyền cộng sản Việt Nam hạn chế hát những ca khúc nhạc lính và nhạc vàng. Ba năm sau, ông bị bắt tại Sông Mao, Mỹ Đức vì tội "phản động" (ông đã hát bài Thành Phố Buồn theo yêu cầu của những người lính bộ đội yêu thích bài ca này và đã bị bắt) và bị biệt giam 28 tháng. Mãn hạn tù, ông cùng gia đình vượt biên sang Malaysia, sau đó định cư tại Toronto, Canada (sau này nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng định cư tại đó). Tại đó, ông mở một phòng thu và một số cơ sở kinh doanh mà nay đã ngừng hoạt động. Kể từ khi ông vượt biên sang Canada thành công, ông có nhiều lần góp mặt tại nhiều buổi nhạc hội do cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức và trong đó có một số chương trình Paris By Night.

Năm 1984, Chế Linh bắt đầu thực hiện một dự án về văn hóa với trường đại học Sorbonne ở Pháp, nằm trong dự án nghiên cứu văn hóa Á Đông, nhằm để nghiên cứu về văn hóa Chàm. Năm 1991, ông xuất hiện lần đầu trong chương trình Paris By Night Đặc Biệt thu hình tại Pháp. Năm 2005, ông xuất hiện trở lại trong chương trình Paris By Night số 78 cùng với bậc đàn anh thân thiết là nhạc sĩ Châu Kỳ, và trong chương trình Paris By Night tiếp theo với người học trò cũ là nam ca sĩ Trường Vũ.

Mười ba năm sau kể từ ngày Chế Linh thực hiện dự án nghiên cứu văn hóa Á Đông nói trên, ông theo một đoàn văn nghệ của UNESCO về Việt Nam trình diễn, mặc dù ông chỉ trình diễn với người Chăm vì lúc đó ông chưa được cấp phép để biểu diễn. Mãi đến năm 2011, ông được cấp phép biểu diễn chính thức ở Việt Nam và đã nhiều lần về nước để du lịch và biểu diễn, trong đó có một lần biểu diễn tại Hà Nội, nhưng không ở lại trong nước lâu - cho đến giờ ông vẫn định cư tại Canada cùng người vợ hiện tại là Vương Nga. Việc ông trình diễn nhạc vàng tại Hà Nội là điều mà ít người có thể ngờ tới được, vì tại show diễn ở Hà Nội ông đã biểu diễn ca khúc Thành Phố Buồn vốn là ca khúc đã từng khiến ông vướng vào vòng lao lý ở ngay tại thành trì vững chắc nhất của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.

Từ chương trình Paris By Night 119 - Nhạc Vàng Muôn Thuở năm 2016, ông được trung tâm Thúy Nga chiếu cố trở lại, mời ông xuất hiện nhiều hơn trên sân khấu Paris By Night, trong đó có một lần ông được hát chung với nữ ca sĩ Như Quỳnh trong Paris By Night 121. Năm 2019, ông xuất hiện trong Paris By Night 129 - Dynasty và liveshow Thanh Tuyền - Một Đời Cho Âm Nhạc. Cuối năm 2020, hay tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời, Chế Linh tự quay một video trong phòng thu của mình, gửi lời chia buồn tới tang quyến với ca khúc top hits của ông là Thành Phố Buồn. Tháng 10 năm 2021, được tin Phi Nhung qua đời, ông cũng quay một video kể lại ấn tượng của ông về Phi Nhung cũng như lời chia buồn đến tang quyến. Hiện tại, ông đã sở hữu một kênh YouTube của riêng mình và hoạt động trên nền tảng này là chủ yếu khi không có show.

Ngày 12 tháng 11 năm 2022, một liveshow của Chế Linh bị hủy mà không rõ lý do, khiến ông trở thành nghệ sĩ hải ngoại thứ ba bị hủy show tại Việt Nam với lý do không xác định hoặc không thỏa đáng.[2] Từ sau sự kiện này, Chế Linh và Hương Lan bị cấm biểu diễn tại Hà Nội. Ông chủ yếu hoạt động tại Canada và thực hiện podcast và video ca nhạc trên kênh YouTube cá nhân.[3]

Đầu năm 2024, Chế Linh chính thức lên tiếng về việc những ca khúc của mình (ký bút danh Tú Nhi hoặc Lưu Trần Lê) bị các tổ chức khác khai thác mà không được sự cho phép của mình thông qua mạng xã hội; đồng thời ông cũng thông báo nhận lại quyền sáng tác của ca khúc Đoạn Buồn Đêm Mưa sau khi nhạc sĩ Vinh Sử qua đời được hơn một năm rưỡi. Sang tháng tư, trong một lần đến California để thực hiện livestream cùng Tô Ngọc Thủy và Ngọc Hân, Chế Linh được tiết lộ là đã thực hiện một album nhạc thính phòng và bản thân ông đã cho Tô Ngọc Thủy và Huỳnh Thi nghe trước album này.[1] Ngày 4 tháng 5, Chế Linh phát hành Album đĩa than Một Đời Riêng Tôi.

Phong cách biểu diễn[]

Chế Linh có một phong cách biểu diễn rất riêng đối với những ca khúc nhạc buồn - thanh âm của ông thay đổi theo nội dung của ca khúc, từ tiếng hát nỉ non như lời tâm sự đến tiếng hát như oán trách sao người bội tình,... Ông phát triển trường phái này trong thời gian "luyện tập" trên núi Bửu Long.

Theo như nhận xét của những tờ báo chuyên về nhạc vàng, giọng ca của ông có những nét trầm buồn đặc trưng, khi kết hợp với giọng ca thanh và vút cao Thanh Tuyền đã tạo nên sự hài hòa và đồng điệu với nhau - chính vì vậy nên cặp đôi Chế Linh - Thanh Tuyền luôn là một trong những cặp song ca được yêu thích nhiều nhất của nền tân nhạc Việt Nam.

Sự nghiệp nghệ thuật[]

Xuất hiện trong các chương trình Paris By Night[]

STT PBN số Tên phần trình diễn Tác giả Thể hiện với Ghi chú
1 Đặc Biệt Mười Năm Tình Cũ Trần Quảng Nam solo Phần trình diễn đánh dấu lần đầu tiên Chế Linh xuất hiện trên sân khấu Paris By Night.
2 14 Con Đường Xưa Em Đi Châu Kỳ, Hồ Đình Phương Hương Lan
3 15 Ngày Vui Qua Mau Nhật Ngân solo
4 20 Bài Hát Cho Người Kỹ Nữ
5 22 LK Thành Phố Buồn, Buồn Không Em Lam Phương
6 78 Túy Ca Châu Kỳ, Trương Minh Dũng Chế Linh được xuất hiện trên sân khấu Paris By Night sau nhiều năm vắng bóng.
7 79 LK Trong Tầm Mắt Đời, Thương Hận Tú Nhi Trường Vũ
8 85 Cảm Ơn Nhật Ngân Hương Lan
Mùa Xuân Của Mẹ Trịnh Lâm Ngân
9 88 LK Thành Phố Buồn, Tình Như Mây Khói Lam Phương Mai Quốc Huy
10 96 Một Cõi Đi Về Trịnh Công Sơn Khánh Ly
Thành Phố Buồn Lam Phương
Như Cánh Vạc Bay Trịnh Công Sơn
11 119 Có Thế Thôi Thông Đạt, Tiến Tài solo
12 120 Thuở Ấy Có Em Huỳnh Anh
13 121 Tình Đời Minh Kỳ, Vũ Chương Như Quỳnh
14 123 Nối Lại Tình Xưa Ngân Giang, Vinh Sử Hương Lan
15 128 Tình Lỡ Thanh Bình Thanh Tuyền
Tôi Đưa Em Sang Sông Nhật Ngân, Y Vũ
16 129 Tiếng Ca Đó Về Đâu Châu Kỳ, Nguyễn Tiến Thịnh solo
17 137 LK Đoạn Buồn Cho Tôi, Xin Làm Người Xa Lạ Tú Nhi

Xuất hiện trong các liveshow[]

STT Tên liveshow Tên phần trình diễn Tác giả Thể hiện với
1 Paris By Night Divos Xót Xa Tô Thanh Tùng Mai Quốc Huy
2 Đưa Em Vào Hạ Trầm Tử Thiêng solo
3 Thanh Tuyền - Một Đời Cho Âm Nhạc Tình Bơ Vơ Lam Phương Thanh Tuyền
4 Chuyện Chúng Mình Trúc Phương solo
5 LK Chiều Mưa Biên Giới & Hải Ngoại Thương Ca Nguyễn Văn Đông Thanh Tuyền, Anh Khoa, Phương Hồng Quế, Sơn Tuyền, Như Quỳnh, Ngọc Huyền, Mai Thiên Vân
6 Con Thương Nhớ Mẹ Bông Hồng Cài Áo Phạm Thế Mỹ, thơ: Thích Nhất Hạnh solo
7 Mai Lỡ Mình Xa Nhau Lưu Trần Lê Hương Lan

Album[]

Các ca khúc sáng tác[]

  • Bài Ca Kỷ Niệm (viết với Bằng Giang)
  • Bhum Adei - Làng Chăm Quê Em (Yamlen & Đàng Năng Quạ)
  • Cảm Xúc Mùa Hạ (viết với Nguyễn Đăng Giáp)
  • Con Người Tình Người
  • Chuyện Hai Quê
  • Chuyện Mưa Mây (viết với Anh Việt Thanh)
  • Cùng Chung Nỗi Nhớ
  • Cứ Tưởng Còn Trong Tay
  • Đếm Bước Cô Đơn (viết với Bằng Giang)
  • Đêm Trên Đường Phố Lạ
  • Đêm Buồn Tỉnh Lẻ (viết với Bằng Giang)
  • Đoạn Buồn Cho Tôi
  • Đoạn Buồn Đêm Mưa (xuất bản với bút danh Tú Nhi - Vinh Sử, sau này được Chế Linh thu hồi lại)
  • Đoạn Cuối Tình Yêu
  • Đoạn Tái Bút (viết với Bằng Giang)
  • Em Bên Đời Ngẩn Ngơ
  • Hết Rồi (viết với Anh Hoàng)
  • Hrei Pataom Mbaok (Uraprach)
  • Khu Phố Ngày Xưa
  • Khúc Ru Quê (viết với Nguyễn Đăng Giáp)
  • Khung Trời Kỷ Niệm (viết với Hoàng Thanh Việt)
  • Lời Ca Ru Em
  • Lời Ca Tự Lòng Đất (viết với Đan Hùng)
  • Lời Cho Người Tình Phụ
  • Lời Kẻ Đăng Trinh
  • Lời Thương Chưa Ngỏ
  • Lời Lữ Khách (viết với Anh Tài)
  • Lời Nguyện Cầu Cho Hong Kong[4]
  • Ly Rượu Đắng Cay (viết với Kim Vũ)
  • Mai Lỡ Mình Xa Nhau (Lưu Trần Lê)
  • Mãi Giữ Đời Nhân Nghĩa (viết với Nguyễn Đăng Giáp)
  • Một Góc Phố Buồn
  • Một Lần Hiện Diện (viết với Song An)
  • Mưa Buồn Tỉnh Lẻ (viết với Bằng Giang)
  • Mưa Bên Song Cửa
  • Ngày Đó Xa Rồi
  • Ngồi Ru Nỗi Nhớ (viết với Bằng Giang)
  • Người Về Trong Chiêm Bao
  • Nhớ Biển Nhứ Người (viết với Diệu Tân)
  • Như Giọt Sương Mai
  • Nếu Chúng Mình Cách Trở
  • Nỗi Buồn Sa Mạc (viết với Tuấn Lê)
  • Sao Đổi Ngôi
  • Sàigòn Còn Mãi Tên Em
  • Sầu Thương Cưa Đứt (viết với Bằng Giang)
  • Tâm Sự Người Thương Binh
  • Tình Khúc Đoạn Trường
  • Tình Khúc Đoạn Trường 2
  • Từng Mùa Thu Nhớ (viết với Bằng Giang)
  • Thành Phố Buồn 2
  • Tâm Tư Kẻ Tù
  • Thương Hận (viết với Hồ Đình Phương)
  • Tình Yêu Cách Biệt (Lưu Trần Lê)
  • Tình Yêu Cách Trở (Lưu Trần Lê)
  • Tôi Đã Hát, Sẽ Hát, Ta Phải Hát[5]
  • Trăng Yên Tử (viết với Hoàng Quang Thuận)
  • Trong Tầm Mắt Đời
  • Vùng Trời Đó Tôi Thương
  • Xin Làm Người Xa Lạ
  • Xin Vẫy Tay Chào
  • Xin Yêu Tôi Bằng Cả Tình Người
  • Xuân Tha Hương, Xuân Lạc Xứ

Những lần nhạc của Tú Nhi xuất hiện trong các chương trình Paris By Night[]

STT PBN số Tên phần trình diễn Ca sĩ thể hiện Ghi chú
1 44 Trong Tầm Mắt Đời Hoài Nam Lần đầu tiên các tác phẩm của Chế Linh được trình bày trong các chương trình Paris By Night.
2 45 Mai Lỡ Mình Xa Nhau Hương Lan, Hoài Nam Viết với bút danh Lưu Trần Lê.
3 57 Tân cổ "Đoạn Cuối Tình Yêu" Phi Nhung, Mạnh Quỳnh Phần vọng cổ được sáng tác bởi Loan Thảo và Mạnh Quỳnh.
4 75 Đoạn Buồn Cho Tôi Dương Triệu Vũ
5 79 LK Trong Tầm Mắt Đời & Thương Hận Chế Linh, Trường Vũ Lần đầu tiên Chế Linh tự trình bày các sáng tác của mình trong các chương trình Paris By Night.
6 95 Tân cổ "Nếu Chúng Mình Cách Trở" Phi Nhung, Mạnh Quỳnh Phần vọng cổ được sáng tác bởi Mạnh Quỳnh.
7 96 Trong Tầm Mắt Đời Duy Trường, Lý Duy Vũ
8 107 Đoạn Cuối Tình Yêu Lương Tùng Quang
9 130 Đan Nguyên
10 Bài Ca Kỷ Niệm Như Quỳnh, Trường Vũ Viết với Bằng Giang.
11 133 LK Đêm Buồn Tỉnh Lẻ, Mưa Buồn Tỉnh Lẻ Ngọc Ngữ, Tuấn Phước
12 134 Thương Hận Đan Nguyên, Mạnh Quỳnh
13 137 LK Đoạn Buồn Cho Tôi & Xin Làm Người Xa Lạ Chế Linh

Thư viện ảnh[]

Thông tin bên lề[]

  • Nghệ danh của Chế Linh là ghép từ tên vị vua nổi tiếng của nước Chăm-pa ngày trước là Chế Bồng Nga và chữ "Linh" trong tên khai sinh của mình (Jamlen, âm len phát âm gần giống chữ "lin"). Ngoài ra, bút danh Tú Nhi của ông trong một số ca khúc do chính ông sáng tác có ý nghĩa là "cậu bé khôi ngô tuấn tú".
    • Chế Linh đã từng giấu việc mình sáng tác nhạc với bút danh Tú Nhi, chính vì việc này nên có rất nhiều người rất yêu thích các tác phẩm của Tú Nhi nhưng lại không biết Tú Nhi là ai cho đến khi nhạc sĩ Nhật Ngân tiết lộ điều này trong một bài báo.[6]
  • Khi còn ở Pháp, Chế Linh từng từ chối lời đề nghị của Tô Văn Lai và cả nhạc sĩ Lam Phương muốn ông hát ca khúc Lầm, vì bài hát đó không phù hợp với tôn chỉ sống của bản thân là không bao giờ được nói chữ lầm.[7]
  • Bút danh Lưu Trần Lê của Chế Linh bắt nguồn từ họ thật của Chế Linh tên Lưu và hai người vợ đầu - tức hai chị em ruột có mang họ Lê và họ Trần.[8]
  • Cuộc đời của nhạc sĩ Từ Công Phụng có nhiều đặc điểm giống với Chế Linh như sau:
    • Cả hai người cùng sinh năm 1942: Chế Linh sinh ngày 3 tháng 4, Từ Công Phụng ngày 27 tháng 7.
    • Cả hai đều là người dân tộc Chăm.
    • Cả hai đều nổi tiếng mà sự nổi tiếng của họ đều liên quan đến Đà Lạt: tên tuổi của Chế Linh nổi lên rất nhanh chóng nhờ ca khúc Thành Phố Buồn mà nhạc sĩ Lam Phương đã sáng tác ở Đà Lạt, Từ Công Phụng và Từ Dung là cặp song ca nổi tiếng cùng với Trịnh Công Sơn - Khánh Ly, Lê Uyên - Phương nổi tiếng từ Đà Lạt.
    • Cả hai đều là ca sĩ kiêm nhạc sĩ, đồng thời tự trình bày những ca khúc do chính mình sáng tác.
    • Cả hai đều có một hay những cuộc hôn nhân đầu không được trọn vẹn: Chế Linh đã phải trải qua ba đời vợ liên tục từ năm 1967 đến năm 1975, Từ Công Phụng sớm ly hôn với người vợ đầu vào sau năm 1975.
    • Cả hai đều vượt biên ra nước ngoài sinh sống sau một thời gian sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975.
    • Cả hai đều nói được tiếng Pháp và có những hoạt động liên quan đến giáo dục Pháp: Chế Linh có một thời gian sống tại Pháp và tham gia dự án nghiên cứu về dân tộc Chăm tại trường đại học Sorbonne; Từ Công Phụng học nhạc với chương trình dạy nhạc của Pháp nên có thể nói được tiếng Pháp.
    • Cả hai đều đã và đang sinh sống ở những khu vực phía Bắc của châu Mỹ: Chế Linh hiện đang sống tại Canada, Từ Công Phụng sống ở tiểu bang Oregon vốn nằm ở phía Tây Bắc của Hoa Kỳ.
    • Cả hai đều đã từng xuất hiện trong một livestream của trung tâm Thúy Nga khi đã ngoài 70 tuổi: Chế Linh từng xuất hiện trong livestream đặc biệt trong quá trình thực hiện Paris By Night 120 - Còn Chút Gì Để Nhớ vào năm 2016 ở tuổi 74; Từ Công Phụng xuất hiện trong livestream giới thiệu chương trình Paris By Night 135 - Từ Công Phụng - Trên Ngọn Tình Sầu vào lúc ông 80 tuổi.
    • Cả hai đều từng xuất hiện trong một chương trình Paris By Night thu hình trong năm 2023: Từ Công Phụng xuất hiện trong Paris By Night 135 - Từ Công Phụng - Trên Ngọn Tình Sầu; Chế Linh xuất hiện trong Paris By Night 137 - 40 Năm Hành Trình (Phần 2): Tác Giả & Tác Phẩm.

Chú thích[]

Advertisement