Wikia Thúy Nga - Paris By Night
Wikia Thúy Nga - Paris By Night
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan
Dòng 48: Dòng 48:
   
 
Thế nhưng, vào đúng ngày lễ Tạ ơn, nghĩa là chỉ còn đúng hai hôm nữa là thực hiện kế hoạch, Đông trượt chân ngã cầu thang (do cầu thang trơn trượt) khi đang đi đến xe mình để lấy thuốc lá, gãy chân và tay phải, dẫn đến không thực hiện được kế hoạch. Kế hoạch suýt nữa bị trì hoãn khi Chẩn vẫn muốn thực hiện vào ngày thứ bảy tới như đã bàn trước.
 
Thế nhưng, vào đúng ngày lễ Tạ ơn, nghĩa là chỉ còn đúng hai hôm nữa là thực hiện kế hoạch, Đông trượt chân ngã cầu thang (do cầu thang trơn trượt) khi đang đi đến xe mình để lấy thuốc lá, gãy chân và tay phải, dẫn đến không thực hiện được kế hoạch. Kế hoạch suýt nữa bị trì hoãn khi Chẩn vẫn muốn thực hiện vào ngày thứ bảy tới như đã bàn trước.
  +
  +
==== Vụ cướp tại nhà hàng Queen's Noodles ====
  +
Ba người, bao gồm Chẩn, Lũy và Báu tiến hành vụ cướp như bình thường vào lúc hơn 10 giờ 30 phút tối. Báu ngồi trong xe, Chẩn và Lũy tiến vào trong, uy hiếp các nhân viên trong tiệm lúc này đang dọn dẹp, trong đó có Jim - một người công nhân lau dọn (janitor). Khi Chẩn hỏi các nhân viên rằng chủ quán đâu, họ trả lời là chủ quán đã về sớm và đã mang hết tiền theo. Hắn bực bội nổ một phát súng và ra về cùng đồng bọn và hậu quả là các xe cảnh sát đã có mặt ở bên ngoài quán và Báu lúc đó quá hoảng sợ nên đã nhấn ga chạy trước. Tin rằng Jim đã nhân cơ hội Chẩn bỏ đi để gọi điện báo cảnh sát, Chẩn đã quay trở lại bắn chết Jim và tự mình tẩu thoát nhưng không thành công. Cả ba người đều bị bắt ngay sau đó.
  +
  +
==== Sau vụ cướp ====
  +
Trâm ở nhà, không thấy ba người kia quay trở về bèn gọi điện cho Đông. Đông bảo với Trâm rằng Trâm phải đi để xem xét tình hình nhưng với điều kiện phải quan sát mọi thứ từ xa, nếu như ở đó có xe cảnh sát thì chắc chắn ba người kia đã bị bắt. Trâm đã đi thử và quay trở về, thông báo cho Đông biết là cả ba đều đã bị bắt. Cảnh sát sau đó đến khám xét nhà Trâm nhưng không thu thập được gì.
  +
  +
Trong đồn tạm giam, cả Lũy và Báu đều rất bực mình vì Chẩn đã nổ súng làm báo động đến cảnh sát, còn Chẩn thì cứ đinh ninh cho rằng Jim (người lao công của nhà hàng bị Chẩn bắn chết) đã gọi điện báo cảnh sát khi Chẩn vừa bước ra khỏi cửa. Báu lao đến đánh Chẩn một trận khiến cả ba người đều bị biệt giam.
  +
  +
Vài ngày sau, Chẩn, Lũy và Báu bị xét xử tại tòa án. Chẩn bị tuyên án tù hơn 30 năm, còn Lũy và Báu được hưởng tình tiết giảm nhẹ vì đã thành khẩn khai báo trong quá trình chất vấn.
   
 
== Nhân vật trong truyện ==
 
== Nhân vật trong truyện ==
Dòng 57: Dòng 67:
   
 
=== Nhân vật hỗ trợ ===
 
=== Nhân vật hỗ trợ ===
* Lũy: cánh tay phải của Chẩn, làm nhiệm vụ cố vấn cho Chẩn trong công việc "làm ăn" của cả nhóm. Ba năm sau, khi cả nhóm chuyển sang đi ăn cướp, Lũy được Chẩn trang bị cho một khẩu súng, và sau vụ cướp ở cửa tiệm Hoa Gấm, Lũy được chia thù lao nhiều thứ hai trong nhóm cướp, chỉ sau Chẩn.
+
* Lũy: cánh tay phải của Chẩn, làm nhiệm vụ cố vấn cho Chẩn trong công việc "làm ăn" của cả nhóm. Ba năm sau, khi cả nhóm chuyển sang đi ăn cướp, Lũy được Chẩn trang bị cho một khẩu súng, và sau vụ cướp ở cửa tiệm Hoa Gấm, Lũy được chia thù lao nhiều thứ hai trong nhóm cướp, chỉ sau Chẩn. Tuy nhiên, sau khi cả băng nhóm (trừ Đông) bị bắt sau vụ cướp ở nhà hàng Queen's Noodles, cả Lũy và Báu đều phản bội Chẩn.
* Báu: một thành viên trong nhóm cướp, có vóc người cao to và khỏe hơn Chẩn rất nhiều lần. Sau vụ cướp ở tiệm Hoa Gấm, Báu được chia thù lao ngang bằng với Đông.
+
* Báu: một thành viên trong nhóm cướp, có vóc người cao to và khỏe hơn Chẩn rất nhiều lần. Sau vụ cướp ở tiệm Hoa Gấm, Báu được chia thù lao ngang bằng với Đông. Tuy nhiên, sau khi cả băng nhóm (trừ Đông) bị bắt sau vụ cướp ở nhà hàng Queen's Noodles, cả Lũy và Báu đều phản bội Chẩn.
 
* Ông bà Quyền: chưa đến 50 tuổi, là bố mẹ của Chẩn, đến từ trại tị nạn ở Hồng Kông. Được miêu tả là đã tích cực tham gia các hoạt động của giáo hội để được chính phủ bảo lãnh để qua Mỹ định cư, và chính thức tìm thấy niềm tin khi đã an phận ở đây. Có cuộc sống đường hoàng, minh bạch, trái hẳn với con trai mình làm nghề trộm cướp (lý do duy nhất là vì ông bà không quan tâm gì nhiều đến con mình).
 
* Ông bà Quyền: chưa đến 50 tuổi, là bố mẹ của Chẩn, đến từ trại tị nạn ở Hồng Kông. Được miêu tả là đã tích cực tham gia các hoạt động của giáo hội để được chính phủ bảo lãnh để qua Mỹ định cư, và chính thức tìm thấy niềm tin khi đã an phận ở đây. Có cuộc sống đường hoàng, minh bạch, trái hẳn với con trai mình làm nghề trộm cướp (lý do duy nhất là vì ông bà không quan tâm gì nhiều đến con mình).
 
* Ông bà Thiết: bố mẹ của Trâm, hết sức cần cù lao động. Bất lực khi thấy con gái mình bỏ nhà đi theo một gã du côn như Chẩn và rất khó chịu với thái độ thách thức của Chẩn khi tiếp xúc với mình. Càng tiếc hơn cho Trâm khi Trâm theo Chẩn trong hoàn cảnh "bất bình nam nữ" trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, hoàn cảnh mà có biết bao nhiêu thanh niên chí thú học tập và làm ăn mà mong muốn được quen cô con gái đầu lòng của gia đình.
 
* Ông bà Thiết: bố mẹ của Trâm, hết sức cần cù lao động. Bất lực khi thấy con gái mình bỏ nhà đi theo một gã du côn như Chẩn và rất khó chịu với thái độ thách thức của Chẩn khi tiếp xúc với mình. Càng tiếc hơn cho Trâm khi Trâm theo Chẩn trong hoàn cảnh "bất bình nam nữ" trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, hoàn cảnh mà có biết bao nhiêu thanh niên chí thú học tập và làm ăn mà mong muốn được quen cô con gái đầu lòng của gia đình.
* Bà Hoa Gấm: tuổi gần 40, là chủ của tiệm vải Hoa Gấm - sở dĩ người ta gọi là bà Hoa Gấm là vì gọi theo tên của cửa hàng này, mà thực ra tên của bà là Thu (bà hàng xóm của ông bà Thiết đã tiết lộ tên của bà)
+
* Bà Hoa Gấm: tuổi gần 40, là chủ của tiệm vải Hoa Gấm - sở dĩ người ta gọi là bà Hoa Gấm là vì gọi theo tên của cửa hàng này, mà thực ra tên của bà là Thu (bà hàng xóm của ông bà Thiết đã tiết lộ tên của bà).
* Bà Tình: một tay buôn lậu dày dạn kinh nghiệm thương trường, có khả năng "đẩy đi" bất cứ món hàng nào mà khách hàng gửi tới. Gia đình bà cũng được chính phủ bảo lãnh từ Hồng Kông qua Mỹ cùng với gia đình của Chẩn.
+
* Bà Tình: một tay buôn lậu dày dạn kinh nghiệm thương trường, có khả năng "đẩy đi" bất cứ món hàng nào mà khách hàng gửi tới. Gia đình bà cũng được chính phủ bảo lãnh từ Hồng Kông qua Mỹ cùng với gia đình của Chẩn. Bà là lao động chính, và là nguồn thu nhập trụ cột của gia đình mình.
   
 
== Thông tin cơ sở ==
 
== Thông tin cơ sở ==
* Thời điểm bắt đầu cốt truyện là vào năm 1982, phần cốt truyện của 3 năm sau là vào năm 1985 (dựa vào đoạn truyện "...sau mười năm thống nhất, đất nước thiếu mọi mặt hàng tiêu dùng..."), thời điểm băng cướp của Chẩn bị bắt là vào năm 1986. Từ đây có thể suy ra rằng:
+
* Thời điểm bắt đầu cốt truyện là vào năm 1982, phần cốt truyện của 3 năm sau là vào năm 1985 (dựa vào đoạn truyện ''"...sau mười năm thống nhất, đất nước thiếu mọi mặt hàng tiêu dùng..."''), thời điểm băng cướp của Chẩn bị bắt là vào năm 1986. Từ đây có thể suy ra rằng:
** Chẩn sinh năm 1968.
+
** Chẩn sinh năm 1958.
** Nếu giả thiết rằng Chẩn qua đời vào khoảng tháng 7, tháng 8 năm 2006, tức thời điểm bà Quyền kể cho Nguyễn Ngọc Ngạn về câu chuyện trên, có thể suy ra rằng Chẩn qua đời ở tuổi 38. Nếu chấp hành trọn vẹn bản án, Chẩn sẽ ra tù khi đã 57 tuổi.
+
** Nếu giả thiết rằng Chẩn qua đời vào khoảng tháng 7, tháng 8 năm 2006, tức thời điểm bà Quyền kể cho Nguyễn Ngọc Ngạn về câu chuyện trên, có thể suy ra rằng Chẩn qua đời ở tuổi 48. Nếu chấp hành trọn vẹn bản án, Chẩn sẽ ra tù khi đã 67 tuổi.
** Trâm sinh năm 1977 - thời điểm Trâm có được chiếc nhẫn kim cương 3 carat là vào lúc Trâm 19 tuổi.
+
** Trâm sinh năm 1967 - thời điểm Trâm có được chiếc nhẫn kim cương 3 carat là vào lúc Trâm 19 tuổi.
 
[[Thể_loại:Audiobook]]
 
[[Thể_loại:Audiobook]]

Phiên bản lúc 01:58, ngày 8 tháng 5 năm 2020

Audiobook 79 - Chuyện Năm Xưa là album sách nói thứ 79 do trung tâm Thúy Nga phát hành, đồng thời là một trong những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Album được đọc bởi Hồng Đào và tác giả.

Cốt truyện

Intro

Tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn giới thiệu về cuộc gặp gỡ tình cờ với một người phụ nữ có một người con đã treo cổ tự tử ở trong tù, khi đã chấp hành được hơn 50% án phạt.

Băng cướp xuất phát từ cộng đồng người Việt tại hải ngoại

Từ đoạn này, tác giả bắt đầu kể cho thính giả nghe câu chuyện mà chính ông đã nghe được từ người phụ nữ nọ.

Băng cướp này gồm bốn người, đứng đầu là Chẩn, ban đầu chỉ là một nhóm người chuyên đi ăn trộm vặt ở các tiệm tạp hóa ở một thành phố thuộc miền Đông nước Mỹ. Nhóm này được biết là không chịu chuyên tâm vào học hành, cứ thấy cái gì là muốn có ngay cái đó, chính vì vậy nên mới dấn thân vào con đường ăn trộm.

Bố mẹ của Chẩn là những người theo đạo Công giáo, tích cực tham gia các hoạt động của giáo hội để được chính phủ bảo lãnh qua Mỹ. Qua đến Mỹ, hai ông bà ra sức làm việc thiện nguyện, thế nhưng lại không quan tâm đến con mình nên mới nảy sinh ra việc Chẩn hành nghề ăn trộm. Mặc dù vậy, bà Quyền vẫn tin rằng Chẩn đã có việc làm ổn định vì thấy Chẩn vắng nhà suốt, lúc về thì rất ngoan. Bà hàng xóm bên cạnh gợi ý việc làm cho Chẩn tại một hãng xưởng lắp ráp phụ tùng ô tô (lương $12/giờ, cai thợ là người Việt, không cần phải có trình độ cao) nhưng bà Quyền chỉ đồng ý cho qua chuyện chứ thật sự không nói cho con.

Ăn cắp vặt được một thời gian, Chẩn thấy những gì mình nhận được chẳng có được bao nhiêu và thậm chí đã từng bị phát hiện, khiến cả đám phải chạy mới có thể thoát thân. Trong một buổi họp đàn em, Lũy - cánh tay mặt của Chẩn - đề nghị đi trộm các món đồ hạng sang ở khu nhà giàu (khu Mountain View) bằng cách thuê xe tải và trộm những món đồ gia dụng đắt tiền về. Một thời gian sau, ai cũng có đồ sang, khiến tinh thần của cả bọn đều phấn chấn hẳn và sẵn sàng thực hiện những phi vụ mới. Cộng đồng người Việt tại hải ngoại ai cũng biết về nhóm ấy, đều rất bất bình về họ vì họ là những người mang tiếng xấu cho tập thể, thế nhưng khi cộng đồng bị cảnh sát hỏi thăm thì ai nấy cũng im lặng, bởi vì không ai muốn dính líu vào một kẻ mắc tính côn đồ như Chẩn và sợ bị Chẩn trả thù một khi đã tố cáo hắn.

Vụ cướp tại cửa hàng Hoa Gấm

Ba năm sau (lúc này Chẩn 27 tuổi), nhóm này chuyển sang ăn cướp. Lúc này, cả bốn đứa đều có thể lái xe và ai cũng có một chiếc xe hơi loại khá, riêng Chẩn đã có hẳn nhà riêng (lúc này Đông vẫn ở chung nhà cùng Chẩn) và yêu một cô gái tên Trâm - một cô gái đang ở tuổi mới lớn, bỏ học, thích ăn chơi và mắc tính ích kỷ - một phần đức tính đã khiến Trâm bỏ nhà theo Chẩn. Gia đình Trâm bán bánh cuốn vào những ngày cuối tuần, khách đến rất đông (chủ yếu là những thanh niên độc thân) vì có Trâm phụ bán hàng. Từ khi Trâm quen Chẩn, quán bắt đầu thưa thớt dần vì oai danh của Chẩn.

Khi Trâm dọn về ở chung với Chẩn, Chẩn đã đuổi Đông đi khiến Đông phải thuê một căn hộ. Chẩn đã chuẩn bị sẵn hai khẩu súng, một khẩu súng lục cho mình còn khẩu kia trao cho Lũy để làm công cụ hành nghề. Nhờ có súng trong tay mà Chẩn ngày càng nghênh ngang hơn trước. Ngoài ra, Chẩn còn làm một số nghề tay trái: dàn cảnh tai nạn giao thông để lãnh tiền bồi thường hoặc đốt nhà hộ người khác để chủ nhân nhận tiền bảo hiểm rồi chia phần trăm cho mình,...

Một hôm, vào khoảng một giờ chiều, Chẩn cùng đồng bọn để ý tiệm vải Hoa Gấm - nơi đây bán rất nhiều mặt hàng khác nhau và phục vụ nhu cầu cung cấp các mặt hàng tiêu dùng để làm quà gửi cho người dân trong nước, và là cơ sở duy nhất trong thành phố thực hiện nhu cầu này. Dừng xe trước cửa tiệm nhưng vẫn để máy nổ, Đông cầm lái, Chẩn ra lệnh cho đồng bọn ngồi im trong xe cho đến khi người khách cuối cùng bước ra khỏi tiệm rồi mới hành sự. Cả đám (trừ Đông) đeo găng tay và mặt nạ xông vào tiệm, Chẩn xoay tấm biển ngoài cửa thành chữ CLOSED, dùng súng đập đầu bà chủ tiệm và chĩa súng vào đầu bà để đe dọa, còn Báu đứng chặn cửa vào kho. Chẩn dùng xô nước xà phòng đã được chuẩn bị sẵn để cướp lấy chiếc nhẫn hột xoàn và vòng tay cẩm thạch của bà chủ, dốc tiền trong ví và ngăn tủ (tiền trong ngăn tủ phần nhiều là số tiền khách gửi để tiệm gửi về Việt Nam). Sau năm phút hành sự, cả đám cùng tẩu thoát bằng cửa chính, vào xe và giục Đông phóng đi tức khắc. Ngồi trong xe nhìn vào diễn biến ở trong tiệm, Đông bất mãn về sự ra tay khi không cần thiết của Chẩn, vốn đã là một phần trong bản tính côn đồ khó thay đổi của mình.

Vụ án trấn lột trong cộng đồng này đã khiến nhiều người úp mở rằng hung thủ chính là nhóm của Chẩn, mặc dù ở đó không có nhân chứng, không có dấu vân tay để lại và nạn nhân không nhận diện được hung thủ. Cảnh sát địa phương cũng chủ động điều tra, nhưng rồi mọi chuyện chìm vào quên lãng vì không thể tìm thêm manh mối, và họ luôn than phiền rằng người Việt thiếu hợp tác với chính quyền.

Sau vụ cướp

Mặc dù không ai phàn nàn về vấn đề chia số tiền cướp được nhưng cái nhẫn hột xoàn và vòng tay cẩm thạch không biết phải mang đi tiêu thụ ở đâu, kể cả người quen của Chẩn là bà Tình - một doanh nhân buôn lậu có thể "đẩy đi" bất cứ hàng hóa nào - lúc này bà hiện đang ở Úc thăm người nhà, không biết khi nào về. Họ không thể bán tang vật ở bất kỳ tiệm vàng nào trong thành phố vì sợ lộ tung tích, thêm vào đó, các cửa tiệm vàng của người Việt đều có mối liên hệ chặt chẽ với bà Hoa Gấm. Cuối cùng, việc này được giao cho Trâm, mặc dù Trâm không quen một ai trong thành phố này và không biết bán ở chỗ nào dù Chẩn đã bàn kỹ với Trâm trước đó.

Trâm về đến nhà và đã làm hòa với bố mẹ. Trong một lần ăn tối ở nhà cùng gia đình, bà Thiết để ý thấy chiếc nhẫn hột xoàn lớn một cách bất thường (khoảng 3 carat) và nhớ ra vụ án cướp tiệm vải Hoa Gấm. Bà kéo con mình vào buồng, tra khảo con mình về nguồn gốc của chiếc nhẫn. Cuối cùng, ông Thiết kết luận chiếc nhẫn đó là Chẩn đã đưa cho Trâm. Trâm hối hận vì đáng lẽ phải giấu nó đi nhưng vì thấy chiếc nhẫn hợp với bàn tay của mình nên cô quyết định đeo nó. Sau khi cãi nhau với cha mẹ mình, Trâm bỏ nhà ra đi để về với Chẩn.

Một tuần sau, Trâm vẫn chưa tìm được chỗ để bán. Nỗi sợ bắt đầu len lỏi trong lòng của các thành viên của nhóm cướp khi Trâm tuyên bố hoàn toàn bất lực trong việc đem bán chiếc nhẫn. Sang tuần thứ hai, bà Tình về, Chẩn mừng rỡ, liên lạc ngay với bà. Bà hẹn Chẩn tại tiệm McDonalds trên đường Jackson để thực hiện giao dịch và được Chẩn chấp nhận ngay tức khắc. Giao dịch với bà Tình đã thành công bước đầu - Chẩn mang tin vui về đến cho cả băng, rồi cả băng cùng nhau liên hoan "vui như Tết" và những buổi liên hoan luôn kết thúc bằng một canh bạc.

Một thời gian sau đó, bà Tình lại hẹn gặp Chẩn, bảo rằng chiếc nhẫn tuy có giá nhưng giá trị của nó rất thấp, không ai mua, chiếc vòng "lên nước" rất tốt nhưng lại có vết nứt, dễ bị hỏng. Bà quyết định đi tiếp một chuyến nữa, bán giá nào cũng được - cuối cùng, cả hai thứ Chẩn đều nhận được $5000, cộng thêm tiền bo $500 dành riêng cho hắn (thực ra thương vụ này người lời nhiều nhất là bà Tình với món tiền lời tới hơn $10000 và giá đó chỉ là giá ép mà bà Tình cố tình đặt ra để lừa khéo Chẩn, và khi cả bọn biết tin, chính Báu là người đầu tiên nghi ngờ điều đó). Cả ba người, Lũy, Báu và Đông đều nghi ngờ Chẩn thông đồng với bà Tình dẫn đến việc tiền công của mỗi người chỉ hơn $1000, nhưng không thể làm được gì.

Hậu quả chính của vụ cướp là cả ba đều có ác cảm hẳn với Chẩn.

Vụ cướp nhà hàng Queen Noodles & canh bạc để đời

Đầu tháng mười năm nay, cả băng không có mối hàng nào lớn ngoại trừ việc ăn cắp xe hơi và đem đi bán ở garage mà bà Tình đã giới thiệu. Thu nhập của họ xuống rất thấp, nhiều lúc phải về nhà ăn ké và tìm cách "đào mỏ" gia đình mình.

Kế hoạch mới và tai nạn bất ngờ

Chẩn cũng đã nghi ngờ chuyện Đông cùng cả bọn nghi ngờ Chẩn thông đồng với bà Tình nên Chẩn gây sự với Đông trước. Lũy và Báu tìm cách giảng hòa, Trâm chứng minh rằng bà Tình trước sau chỉ bán với giá đó, xoa dịu thành công xích mích trong nội bộ nhóm.

Bản thân Đông cũng đã có ý định ngừng hợp tác với Chẩn để tham gia buôn lậu thuốc lá cùng một người bạn ở Canada. Sang tháng sau, bạn của Đông bị bắt khi đang thực hiện một chuyến chở lậu, khiến Đông nán lại việc ngừng hợp tác, và anh đã quyết định lên một kế hoạch mới cùng cả bọn: đi cướp nhà hàng Queen Noodles.

Trong khi lên kế hoạch, Đông góp ý rằng, nhà hàng có thu nhập cao nhất vào ngày thứ bảy, khoảng 10 giờ 45 tối là quán ngừng nhận khách và nhân viên cũng đã về bớt, 11 giờ quán đóng cửa, và họ nên khởi sự vào khoảng thời gian này; sau đó Chẩn tiếp tục lên kế hoạch: Đông cầm lái, đậu xe ở sân sau quán, Chẩn, Lũy và Báu đi vào quán bằng cửa bếp để hành sự nhanh gọn, và Đông luôn phải để xe nổ máy để có thể tẩu thoát kịp thời trong trường hợp xấu nhất, chạy thẳng về nhà Lũy; Báu đổ đầy xăng, thay biển số giả; cả đám cùng chia nhau đi thăm dò hiện trường trong thời gian một tuần trước lễ Tạ ơn. Mọi người cùng nhất trí thực hiện công tác chuẩn bị.

Thế nhưng, vào đúng ngày lễ Tạ ơn, nghĩa là chỉ còn đúng hai hôm nữa là thực hiện kế hoạch, Đông trượt chân ngã cầu thang (do cầu thang trơn trượt) khi đang đi đến xe mình để lấy thuốc lá, gãy chân và tay phải, dẫn đến không thực hiện được kế hoạch. Kế hoạch suýt nữa bị trì hoãn khi Chẩn vẫn muốn thực hiện vào ngày thứ bảy tới như đã bàn trước.

Vụ cướp tại nhà hàng Queen's Noodles

Ba người, bao gồm Chẩn, Lũy và Báu tiến hành vụ cướp như bình thường vào lúc hơn 10 giờ 30 phút tối. Báu ngồi trong xe, Chẩn và Lũy tiến vào trong, uy hiếp các nhân viên trong tiệm lúc này đang dọn dẹp, trong đó có Jim - một người công nhân lau dọn (janitor). Khi Chẩn hỏi các nhân viên rằng chủ quán đâu, họ trả lời là chủ quán đã về sớm và đã mang hết tiền theo. Hắn bực bội nổ một phát súng và ra về cùng đồng bọn và hậu quả là các xe cảnh sát đã có mặt ở bên ngoài quán và Báu lúc đó quá hoảng sợ nên đã nhấn ga chạy trước. Tin rằng Jim đã nhân cơ hội Chẩn bỏ đi để gọi điện báo cảnh sát, Chẩn đã quay trở lại bắn chết Jim và tự mình tẩu thoát nhưng không thành công. Cả ba người đều bị bắt ngay sau đó.

Sau vụ cướp

Trâm ở nhà, không thấy ba người kia quay trở về bèn gọi điện cho Đông. Đông bảo với Trâm rằng Trâm phải đi để xem xét tình hình nhưng với điều kiện phải quan sát mọi thứ từ xa, nếu như ở đó có xe cảnh sát thì chắc chắn ba người kia đã bị bắt. Trâm đã đi thử và quay trở về, thông báo cho Đông biết là cả ba đều đã bị bắt. Cảnh sát sau đó đến khám xét nhà Trâm nhưng không thu thập được gì.

Trong đồn tạm giam, cả Lũy và Báu đều rất bực mình vì Chẩn đã nổ súng làm báo động đến cảnh sát, còn Chẩn thì cứ đinh ninh cho rằng Jim (người lao công của nhà hàng bị Chẩn bắn chết) đã gọi điện báo cảnh sát khi Chẩn vừa bước ra khỏi cửa. Báu lao đến đánh Chẩn một trận khiến cả ba người đều bị biệt giam.

Vài ngày sau, Chẩn, Lũy và Báu bị xét xử tại tòa án. Chẩn bị tuyên án tù hơn 30 năm, còn Lũy và Báu được hưởng tình tiết giảm nhẹ vì đã thành khẩn khai báo trong quá trình chất vấn.

Nhân vật trong truyện

Nhân vật chính diện/phản diện

  • Chẩn: 24 tuổi (lúc ở đầu câu chuyện), đến từ trại tị nạn ở Hồng Kông, là một trong hai nhân vật trung tâm, đồng thời là phản diện chính của câu chuyện. Chẩn là người cầm đầu băng trộm cướp gồm năm người (ban đầu chỉ có 4 người), bao gồm Đông, Báu, Lũy, ngoài ra còn có Trâm là thành viên không chính thức của nhóm. Chẩn không thích cảnh phải làm việc một ngày 8 tiếng nhưng mức lương lại rất bèo bọt, vả lại còn mắc tật "thấy cái gì muốn ngay cái đó" nên mới lập nhóm đi ăn trộm, bởi chính cả nhóm cũng quan niệm rằng trộm cắp là con đường nhanh nhất để có thứ mình muốn. Có tật cộc cằn, thô lỗ, nhẫn tâm, chủ quan, liều lĩnh, ghen tuông một cách vô căn cứ, hay mất bình tĩnh khi gặp chuyện hồi hộp dẫn đến sử dụng bạo lực khi không cần thiết, kể cả khi ở cùng với con gái như Trâm.
  • Đông: đồng bọn của Chẩn, đồng thời là một nhân vật trung tâm khác của truyện. Anh là người duy nhất trong băng mà đang đi làm - công việc của Đông là làm phụ bếp bán thời gian tại một nhà hàng. Đông quen Chẩn từ thời còn ở trại tị nạn, đi buôn lậu chung với nhau rồi thuê nhà ở chung. Có khiếu đặc biệt về ngoại ngữ nên vai trò chính của anh là thông dịch viên cho đồng bọn mỗi khi cả bọn xem TV. Là một trong số những người đau khổ vì Trâm khi bị Chẩn đuổi khỏi nhà để dọn chỗ cho Trâm ngủ chung với hắn và rồi ở chung luôn với hắn - dần dần Đông ôm mối hận tình với Chẩn, và cũng là người chủ động không sử dụng bạo lực khi không cần thiết.
  • Trâm: 18 tuổi (lúc chính thức xuất hiện vào 3 năm sau), là nữ chính của truyện. Cô là con gái đầu lòng của một gia đình bán bánh cuốn và cà phê tại nhà vào những ngày cuối tuần, cha cô làm việc ở một công xưởng tập trung khá đông người Việt (vì không cần phải thạo tiếng Anh mới làm được). Đông yêu cô trước, nhưng Chẩn đã nhanh tay "cướp" lấy cô từ tay Đông. Đang ở tuổi mới lớn, Trâm bỏ học, chỉ thích ăn chơi và luôn cần tiền. Vốn có tính ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình nên cô không thích bố mẹ mình mà lẳng lặng đi theo Chẩn; thế nhưng Trâm cũng có tính bất cẩn.

Nhân vật hỗ trợ

  • Lũy: cánh tay phải của Chẩn, làm nhiệm vụ cố vấn cho Chẩn trong công việc "làm ăn" của cả nhóm. Ba năm sau, khi cả nhóm chuyển sang đi ăn cướp, Lũy được Chẩn trang bị cho một khẩu súng, và sau vụ cướp ở cửa tiệm Hoa Gấm, Lũy được chia thù lao nhiều thứ hai trong nhóm cướp, chỉ sau Chẩn. Tuy nhiên, sau khi cả băng nhóm (trừ Đông) bị bắt sau vụ cướp ở nhà hàng Queen's Noodles, cả Lũy và Báu đều phản bội Chẩn.
  • Báu: một thành viên trong nhóm cướp, có vóc người cao to và khỏe hơn Chẩn rất nhiều lần. Sau vụ cướp ở tiệm Hoa Gấm, Báu được chia thù lao ngang bằng với Đông. Tuy nhiên, sau khi cả băng nhóm (trừ Đông) bị bắt sau vụ cướp ở nhà hàng Queen's Noodles, cả Lũy và Báu đều phản bội Chẩn.
  • Ông bà Quyền: chưa đến 50 tuổi, là bố mẹ của Chẩn, đến từ trại tị nạn ở Hồng Kông. Được miêu tả là đã tích cực tham gia các hoạt động của giáo hội để được chính phủ bảo lãnh để qua Mỹ định cư, và chính thức tìm thấy niềm tin khi đã an phận ở đây. Có cuộc sống đường hoàng, minh bạch, trái hẳn với con trai mình làm nghề trộm cướp (lý do duy nhất là vì ông bà không quan tâm gì nhiều đến con mình).
  • Ông bà Thiết: bố mẹ của Trâm, hết sức cần cù lao động. Bất lực khi thấy con gái mình bỏ nhà đi theo một gã du côn như Chẩn và rất khó chịu với thái độ thách thức của Chẩn khi tiếp xúc với mình. Càng tiếc hơn cho Trâm khi Trâm theo Chẩn trong hoàn cảnh "bất bình nam nữ" trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, hoàn cảnh mà có biết bao nhiêu thanh niên chí thú học tập và làm ăn mà mong muốn được quen cô con gái đầu lòng của gia đình.
  • Bà Hoa Gấm: tuổi gần 40, là chủ của tiệm vải Hoa Gấm - sở dĩ người ta gọi là bà Hoa Gấm là vì gọi theo tên của cửa hàng này, mà thực ra tên của bà là Thu (bà hàng xóm của ông bà Thiết đã tiết lộ tên của bà).
  • Bà Tình: một tay buôn lậu dày dạn kinh nghiệm thương trường, có khả năng "đẩy đi" bất cứ món hàng nào mà khách hàng gửi tới. Gia đình bà cũng được chính phủ bảo lãnh từ Hồng Kông qua Mỹ cùng với gia đình của Chẩn. Bà là lao động chính, và là nguồn thu nhập trụ cột của gia đình mình.

Thông tin cơ sở

  • Thời điểm bắt đầu cốt truyện là vào năm 1982, phần cốt truyện của 3 năm sau là vào năm 1985 (dựa vào đoạn truyện "...sau mười năm thống nhất, đất nước thiếu mọi mặt hàng tiêu dùng..."), thời điểm băng cướp của Chẩn bị bắt là vào năm 1986. Từ đây có thể suy ra rằng:
    • Chẩn sinh năm 1958.
    • Nếu giả thiết rằng Chẩn qua đời vào khoảng tháng 7, tháng 8 năm 2006, tức thời điểm bà Quyền kể cho Nguyễn Ngọc Ngạn về câu chuyện trên, có thể suy ra rằng Chẩn qua đời ở tuổi 48. Nếu chấp hành trọn vẹn bản án, Chẩn sẽ ra tù khi đã 67 tuổi.
    • Trâm sinh năm 1967 - thời điểm Trâm có được chiếc nhẫn kim cương 3 carat là vào lúc Trâm 19 tuổi.